Ông bố đánh con tím mông: 'Xin mọi người đừng nói tôi tàn ác'

Ông bố đánh con tím mông: 'Xin mọi người đừng nói tôi tàn ác'

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 4, 26/10/2016 16:21

“Việc tôi làm là vì thương con và con quá hư. Nếu cơ quan pháp luật thấy hành vi của tôi không đúng, xử lý thì tôi sẵn sàng chấp nhận", người bố đánh con cho hay.

Những ngày qua, hình ảnh cháu bé 13 tuổi ở thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với vùng mông bị tím bầm, rớm máu phải nhập viện điều trị đã khiến không ít người xót xa và khiến dư luận “dậy sóng”.

Theo đó, cháu bé được xác định là bé Tạ Văn L. bị bố đẻ là anh Tạ Văn Linh dùng que tre đánh nhiều lần vào vùng mông gây ra vết thương vào ngày 6/10.

Chia sẻ với phóng viên, anh Linh cho hay: Bản thân anh rất thương con nhưng vì con hư, thường xuyên bỏ học, đi chơi điện tử, nhiều lần khuyên giải, con đều nhận lỗi và hứa sửa sai nhưng rồi đâu lại vào đó.

“Việc tôi làm là vì thương con và con quá hư. Nếu cơ quan pháp luật thấy hành vi của tôi không đúng, xử lý thì tôi sẵn sàng chấp nhận. Tôi mong mọi người hiểu rõ cho mình và đừng nói tôi là người bố tàn ác", anh Linh tâm sự.

Nhận định về vấn đề này, luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng luật sư Interla cho rằng: “Cháu L. vẫn còn là trẻ vị thành niên, chưa có khả năng tự bảo vệ mình, luôn cần được sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của người thân, cha mẹ. Song dưới cương vị là một người cha, anh Linh lại có thể ra tay tàn nhẫn như thế với chính con đẻ của mình.

Xét ở khía cạnh gia đình, hành vi này của anh Linh không chỉ gây ra thương tích trên thân thể của cháu L. mà còn có thể để lại vết thương về tâm lý cho cháu.

Xã hội - Ông bố đánh con tím mông: 'Xin mọi người đừng nói tôi tàn ác'

 Hình ảnh cháu L. bị bố đánh bầm tím mông.

Xét dưới góc độ pháp lý, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình. Mặt khác, tùy theo mức độ hậu quả đã gây ra cho cháu L., anh Linh cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009”, luật sư Hòe phân tích.

Chia sẻ thêm với phóng viên, luật sư Hòe cho hay, việc cháu bé mới 13 tuổi đã phải chịu sự đánh đập của cha đến mức vào bệnh viện có thể xem hành vi này đã gây ra "bóng ma tâm lý", ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

“Qua đây các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, trẻ em đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 12-16 tuổi là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh chóng về tâm sinh lý, nếu như hình dáng vẻ bên ngoài trẻ giống như người lớn thì về mặt tâm lý xã hội trẻ vẫn còn rất trẻ con, những hành vi của các cháu trong giai đoạn này vẫn còn bồng bột.

Lúc này, sự gần gũi, bảo ban của cha mẹ, những buổi trò chuyện với con là rất cần thiết; đối với những lỗi lầm của trẻ không nên dùng roi vọt vì trẻ sẽ gây tổn thương về tâm lý cho trẻ, dễ dẫn tới trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Việc cha mẹ gần gũi, làm bạn với con… sẽ giúp trẻ nhận ra được điều đúng và chưa đúng trong hành vi của mình, giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này và trưởng thành lành mạnh”, luật sư Hòe nhấn mạnh.

Điều 151 Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009: Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.