Quân Quân (8 tuổi) đến từ Sơn Đông, Trung Quốc thường xuyên bị ho, mỗi cơn ho của bé kéo dài và khò khè khó thở. Để giúp con gái dễ chịu, gia đình em thường chỉ mua thuốc cho con gái uống, cứ khoảng 2 tháng bé lại tái phát và có xu hướng nặng dần.
Tình trạng Quân Quân ngày càng xấu, cô bé xuất hiện thêm tình trạng khó thở, đôi khi ho ra đờm và máu, mọi loại thuốc trước đó đều vô tác dụng. Lúc này cha mẹ của cô bé mới đưa bé đi khám.
Sau khi có kết quả, ai nấy đều sững sờ khi biết Quân Quân đang mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Các tế bào ung thư đã di căn mạnh. Chết lặng trước chẩn đoán của bác sĩ, bố Quân Quân không cầm lòng gặng hỏi vì sao con gái còn nhỏ mà đã mắc bệnh hiểm nghèo.
Qua bệnh án và tìm hiểu thói quen sinh hoạt hàng ngày, các bác sĩ tin rằng chính việc người bố hút 2 bao thuốc mỗi ngày là nguyên nhân khiến bé mắc bệnh. Sau 2 tháng chống trọi, Quân Quân đã qua đời, người cha liên tục dày vò bản thân mình và tự trách chính mình đã khiến con gái đáng thương lâm vào cảnh khốn cùng.
Thực tế, hầu hết các trường hợp ung thư phổi trẻ em đều liên quan đến việc hút thuốc lá thụ động hàng ngày. Trong khói thuốc lá có tới 70 chất gây ung thư, 250 loại hắc ín, nicotin, kim loại nặng như hợp chất thơm benzopyren gây ung thư, viêm mãn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính.
Trẻ em là đối tượng rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá, nên dễ bị viêm phế quản mạn tính với những đợt cấp tính, bệnh lý về tai, mũi, họng, nhức đầu, ảnh hưởng đến não, tim và đường ruột, đặc biệt là tăng huyết áp ở trẻ em trai.
Ngoài gây hại cho phổi, hút thuốc lá thụ động còn làm tăng nguy cơ viêm tai giữa hơn 35%. Đáng nói, trẻ có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần gây nên tình trạng mất thính lực.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra khói thuốc liên quan mật thiết đến các bệnh ác tính như ung thư hạch, bạch cầu, u gan ở trẻ em. Đặc biệt, trẻ lớn lên trong môi trường khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 25% trong khi nguy cơ đột quỵ, ung thư gan tăng lần lượt là 20 – 30%.
Nguyên Anh (Tổng hợp)