Ông chủ ngoại đạo của Hãng Phim truyện VN và những thương vụ đầu tư “trái khoáy”

Ông chủ ngoại đạo của Hãng Phim truyện VN và những thương vụ đầu tư “trái khoáy”

Bùi Ngọc Hương

Bùi Ngọc Hương

Thứ 7, 23/09/2017 10:00

Là doanh nhân có thâm niên hơn 25 năm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông và vận tải đường thủy, nhưng tên tuổi của ông Nguyễn Thủy Nguyên chỉ thật sự “nổi đình nổi đám” khi liên tiếp có những thương vụ đầu tư “trái khoáy” trong một vài năm trở lại đây. Đặc biệt là vụ thâu tóm Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) vì… “tình yêu điện ảnh”.

Bất động sản - Ông chủ ngoại đạo của Hãng Phim truyện VN và những thương vụ đầu tư “trái khoáy”

Ông Nguyễn Thủy Nguyên, Chủ tịch HĐQT Vivaso.

Đại gia tay ngang

“Đế chế” của ông Nguyễn Thủy Nguyên bắt đầu được hình thành từ năm 1992 khi công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường thành lập. Với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Vạn Cường được đánh giá là doanh nghiệp có tiềm lực lớn mạnh trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông, được bộ GTVT giao nhiều dự án thi công đường bộ lớn như quốc lộ 1A và quốc lộ 14…

Không chỉ vậy, công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường còn đang sở hữu hơn 77% cổ phần và nắm quyền làm chủ tại Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso – một doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực vận tải sông. Thâu tóm Vivaso có thể nói là một thương vụ đánh đấu bước ngoặc lớn trong chiến lược đầu tư của ông Nguyễn Thủy Nguyên. Điều đáng nói, thời điểm công ty Vạn Cường của ông Nguyên quyết định rót tiền vào Vivaso khiến dư luận đặt câu hỏi phải chăng có dấu hiệu của sự sắp đặt nào đó?

Theo đó, ngày 19/3/2014, tại sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Vivaso đã tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với việc chào bán rộng rãi hơn 15 triệu cổ phần (tương đương 46% vốn điều lệ). Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhà đầu tư Vạn Cường vẫn chưa hề có bất cứ dấu hiệu quan tâm nào tới doanh nghiệp vận tải thủy này.

Kết thúc phiên đấu giá lần đầu “ế ẩm”, Vivaso chỉ bán ra được hơn nửa triệu cổ phần, với mức đấu giá thành công là 10.000 đồng/cổ phần… Nguyên nhân phần nhiều vì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này lúc ấy đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.

Cụ thể, năm 2014, Vivaso ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 6,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vivaso lại là đơn vị có quỹ đất lớn tại nhiều tỉnh thành phía Bắc, trong đó có nhiều khu đất có giá trị cao như trụ sở 158 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội của Vivaso đã có diện tích gần 800m2 hay một hệ thống cảng phân bố rộng với nhiều nhà xưởng, kho bãi tại các đầu mối giao thông…

Có thể nói, đây chính là yếu tố giúp Vivaso thu hút sự chú ý của ông Nguyễn Thủy Nguyên. Ngày 26/3/2016, công ty Vạn Cường bất ngờ gửi công văn tới bộ GTVT đề xuất mua toàn bộ hơn 14 triệu cổ phần chưa bán hết trong phiên IPO Vivaso và tiếp tục đăng ký mua thêm 20% cổ phần của doanh nghiệp ngay sau đó không lâu. Phải chăng việc “thâu tóm” Vivaso đã nằm trong “kịch bản” của Vạn Cường, nhưng phải đợi qua phiên IPO, sau khi xác định được giá trị bình quân của mỗi cổ phần thì nhà đầu tư này mới xuất hiện?

Làm phim vì… đất vàng?

Một thương vụ gây xôn xao khác gần đây của Vạn Cường là việc ông lớn lĩnh vực vận tải đi… làm phim. Cụ thể, Vivaso đã chi 32,5 tỷ đồng để mua lại 65% cổ phần của Hãng phim Việt Nam. Như vậy, mức giá mà nhà đầu tư chiến lược bỏ ra chỉ vài chục tỷ nhưng đã nắm quyền chi phối cả hãng phim, cũng như kế thừa quyền và trách nhiệm liên quan đến 4 khu đất tại Hà Nội và TP.HCM.

Bất động sản - Ông chủ ngoại đạo của Hãng Phim truyện VN và những thương vụ đầu tư “trái khoáy” (Hình 2).

Hãng phim truyện Việt Nam có trụ sở tại số 4 Thụy Khuê. (Ảnh: Kiều Chinh).

Trong đó, 2 khu đất “vàng” là số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) có diện tích 5.448,5 m2 hiện đã hết hạn hợp đồng và đang đề nghị được tiếp tục sử dụng và khu đất số 6, Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM có diện tích 1.208,7m2. Ngoài ra, VFS còn quản lý khu đất 905m2 ở Hoàng Hoa Thám làm khu chứa đạo cụ, đoàn xe và quản lý khu đất rộng 6.382m2 tại Đông Anh (Hà Nội) là trường quay phim.

Giá trị thị trường của những khu đất kể trên được cho là lên tới cả ngàn tỷ đồng nhưng không được xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, vì đó là đất hãng Phim này thuê của Nhà nước. Một điểm đáng chú ý, mặc dù nắm giữ trong tay lợi thế lớn về quỹ đất nhưng tình hình kinh doanh của VFS hàng chục năm qua diễn ra èo uột, tính đến tháng 9/2016, công ty ghi nhận lỗ lũy kế 39,6 tỷ đồng, chủ yếu do các bộ phim làm theo đơn đặt hàng của Nhà nước giai đoạn 2004-2014 (lỗ 34,3 tỷ đồng).

Không chỉ dừng ở câu chuyện đất vàng, việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đánh giá là có tiềm năng nhờ giá trị thương hiệu lớn do yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống nhưng điều bất ngờ xảy ra khi chào bán, chỉ có duy nhất một cổ đông chiến lược “ngỏ lời” sở hữu cổ phần. Đặc biệt hơn, vị đại gia “tay ngang” mua lại 65% vốn của VFS là Vivaso lại kinh doanh ở một lĩnh vực hoàn toàn không liên quan.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.