Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo

Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo

Hoàng Dung Nhi

Hoàng Dung Nhi

Thứ 5, 23/11/2017 13:00

Thấy cuộc sống của những đứa trẻ nghèo khổ cực, không có cơ hội đến trường, hơn 20 năm qua đôi vợ chồng ở tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn miệt mài mở lớp dạy tình thương, xóa mù chữ cho các em.

image

Lớp học tình thương của vợ chồng ông giáo Tư ở gần làng Đại học (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), cách ký túc xá đại học Quốc gia TP.HCM chừng hơn 100m. Từ lâu, cái tên “ông Tư dạy học” đã trở nên thân thuộc với người dân nơi đây. Họ gọi ông là thầy Tư, ông giáo Tư với tấm lòng thành kính nhất.

 

Ông giáo già 20 năm giúp hàng ngàn trẻ nghèo thoát mù chữ

Ông Tư tên thật là Huỳnh Văn Phê, sinh ra ở tỉnh Bến Tre (76 tuổi) và vợ của ông là bà Huỳnh Thị Lành (78 tuổi), quê tại tỉnh Tiền Giang.

Trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, ông Tư cho hay: “Hồi đó, tôi ở Bến Tre, bà nhà tôi ở tỉnh Tiền Giang. Nhà chúng tôi cách nhau bến phà Rạch Miễu. Vậy mà, ngày nào tôi cũng chạy xe qua chỉ để ngắm bà ấy dạy học. Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi đi đến kết hôn. Khi đó, tôi đang làm giáo viên tiểu học. Để được ở gần nhau, năm 1990, bà ấy theo tôi lên TP.HCM nhận công việc trông coi đất cho một công ty xây dựng. Vợ tôi trăn trở khi thấy nhiều đứa trẻ không được đến trường, không biết chữ và muốn làm điều gì đó giúp các em nhỏ”.

“Hồi ấy, khu này chỉ có 5 cái lò gạch, dân cũng thưa, chủ yếu là người tứ xứ tới để làm bốc vác thuê hoặc công nhân lò gạch. Ai cũng nghèo. Hằng ngày, cha mẹ đi làm, mấy đứa nhỏ lại lang thang khắp xóm, chẳng ai quan tâm đến việc cho con học hành. Vậy nên, đứa thì bán vé số, đứa lượm ve chai. Đến tính tiền để đưa lại cho khách, các cháu cũng không biết. Thấy các cháu như thế tôi thương lắm”, ông Tư nhớ lại.

Dân sinh - Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo

Ông Tư tên thật là Huỳnh Văn Phê, sinh ra ở tỉnh Bến tre, năm nay đã 76 tuổi.

Sau khi kinh tế ổn định, thương trẻ em nghèo không có nơi để học, năm 1994, ông Tư cùng vợ gom tiền dành dụm trong nhiều năm mua cây, ván gỗ về dựng thành 2 gian lớp học cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Lớp học ngày ấy có tên là lớp học tình thương xóm Lò Gạch. Đến năm 2001, lớp đổi tên thành lớp học tình thương khu phố Tân Lập.

Những ngày đầu, ông bà Tư phải đi từng nhà, vận động từng hộ dân để họ cho con đến lớp. Bởi, đến lớp dù được miễn phí học phí nhưng còn đó hàng trăm nỗi lo như sách vở, bút mực, quần áo, giày dép.

Ông bà Tư dạy Toán và tiếng Việt theo sách giáo khoa để các bé đọc được con chữ, làm được những phép tính căn bản. Ông cũng mong đó là kiến thức tiền đề để các em học lên cao nếu có điều kiện.

Ông Tư kể: “Bà nhà tôi sẵn là giáo viên nên dạy tụi nhỏ nhanh hiểu và thuộc bài lắm. Tôi vừa dạy tụi nhỏ đọc chữ cái vừa học cách dạy học của bà ấy. Chỗ nào tôi dạy chưa phù hợp, bà ấy lại chỉ tôi. Được cái dạy chữ cho tụi nhỏ cũng không quá khó nên dần dần tôi đã làm được”.

Sau này khi TP.HCM quy hoạch làng Đại học, ông bà Tư vẫn tiếp tục dạy chữ cho học trò nghèo trong khu dân cư nơi đây. Thấy việc làm của ông bà ý nghĩa, nhiều nhà hảo tâm đã chung tay xây 2 phòng học, sắm sửa bàn ghế, phấn, bảng đầy đủ để các em có môi trường học tập tốt hơn.

Mấy năm nay, do lớp học phát sinh thêm chi phí điện nước, dụng cụ giảng dạy, sửa chữa bàn ghế, trong khi ông bà Tư đã lớn tuổi, không thể trang trải. Do đó, ông Tư quyết định thu học phí nhưng cũng chỉ ở mức 15.000 đồng/học trò.

Dân sinh - Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo (Hình 2).

Các trẻ em học ở đây đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Buổi đi học, buổi phụ giúp cha mẹ về kinh tế.

Ông Tư tâm sự: “Thu 15.000 đồng/tháng để tượng trưng thôi, phần vì để trang trải chi phí cho lớp học, phần vì để các cháu không bị mặc cảm rằng đi học miễn phí. Thực sự, mỗi tháng vài trăm ngàn đồng cũng không đủ trang trải đâu. Tôi vẫn phải nhờ các nhà hảo tâm giúp các cháu sách, tập và phụ trả tiền điện, nước”.

Dân sinh - Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo (Hình 3).

Hơn 20 năm qua, ông bà Tư đã xóa mũ chữ cho hơn 1.000 trẻ em. 

“Tuổi già sức yếu, vợ chồng tôi cố gắng hết sức mình”

Hơn 20 năm qua, ông bà Tư đã xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ nghèo. Năm nay, lớp có khoảng 60 học sinh. Ông Tư nói: “Tụi nhỏ ở đây chịu thiệt thòi đủ thứ. Đang tuổi ăn học vẫn phải phụ giúp cha mẹ về kinh tế. Vì thế, lớp chỉ mở vào buổi sáng. Buổi chiều và tối, tụi nhỏ còn phải “tay xách nách mang” nào xoài, ổi, bánh trái, vé số dạo quanh chợ đêm làng Đại học để kiếm tiền. Đứa nào cũng có hoàn cảnh tương tự nên tụi nhỏ dễ đồng cảm cho nhau lắm”.

Ngày nào cũng vậy, mỗi sáng ông Tư đều dành ra ít phút để điểm danh xem hôm nay có học trò nào vắng học hay không. Nếu có bé nào nghỉ học, ông chủ động đến tận nhà tìm hiểu, hỏi rõ nguyên nhân rồi tìm phương án hợp lý nhất.

Chưa dừng lại ở đó, ông Tư tạo riêng cho mình một biểu đồ từ lúc hình thành lớp học tình thương đến bây giờ. Biểu đồ này thống kê số lượng học sinh tăng giảm như thế nào theo mỗi năm. Ông dạy các cháu nhỏ, lớp 1-2, còn vợ ông dạy các bé lớn hơn, lớp 3-4.  Bây giờ, hai ông bà đã cao tuổi, lại bệnh tật liên miên, thường xuyên ra vào bệnh viện nhưng vẫn cố gắng ngày ngày lên lớp đúng giờ. 

Dân sinh - Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo (Hình 4).

Năm 2013, ông Tư vinh dự nhận được giải thưởng “Tình Nguyện Quốc Gia Năm 2013”. Giải thưởng nằm trong chương trình “ Tình Nguyện Liên Hợp Quốc” và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. 

Dân sinh - Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo (Hình 5).

Năm nay, lớp có khoảng 60 học sinh. Các em chủ yếu đi học bằng xe đạp.

Ông Tư nhớ lại: “Hai năm trước, do bị tiểu đường, cao huyết áp nên sức khỏe bà nhà tôi yếu hẳn đi. Tôi nhớ hôm đó trời mưa, nền nhà trơn, bà ấy chẳng may bị ngã đến gãy xương đùi. Tôi phải đưa bà ấy về quê điều trị. Ấy vậy mà khi về quê, bà không quên dặn tôi phải trông nom, động viên tụi nhỏ đi học đều đặn.

Mấy hôm nay thấy khỏe hơn, bà ấy đòi lên dạy tiếp, nhưng tôi không cho. Tuổi già sức yếu, vợ chồng tôi cố gắng hết sức mình, cố gắng để tụi nhỏ có được cái chữ thêm được ngày nào hay ngày ấy”.

Dân sinh - Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo (Hình 6).

Ông Tư còn có riêng cho mình một biểu đồ từ lúc hình thành lớp học tình thương đến bây giờ. Bản đồ này thống kê số lượng học sinh tăng giảm như thế nào theo mỗi năm.

May mắn thay, hơn 1 năm nay, đội tình nguyện của trường đại học Khoa học Tự nhiên phân các bạn sinh viên xuống phụ giúp ông dạy cho các bé. Vậy là nỗi lo của ông Tư giờ đây đã đỡ đi phần nào.

Sinh viên Võ Lê Minh Mẫn, tình nguyện viên của trường đại học Khoa học Tự nhiên cho biết: “Lúc trước, bà Tư dạy lớp lớn, còn ông Tư dạy lớp nhỏ. Khi bà Tư bệnh chỉ có mình ông dạy.

Thấy vậy câu lạc bộ Công tác xã hội ở trường đại học Khoa học Tự nhiên liên kết với lớp học của ông Tư để đưa sinh viên về dạy phụ ông bà. Chúng em chia nhau các buổi trong tuần để dạy lớp lớn, còn lớp nhỏ thì ông Tư vẫn đứng lớp cùng một bạn nữa. Các bé ở đây rất ngoan và ham học” .

Dân sinh - Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo (Hình 7).

Ông Tư không chỉ dạy chữ cho những trẻ em nghèo mà ông còn dạy cho các em lễ nghĩa, cách sống, đối nhân xử thế hay cách né tránh khỏi những cạm bẫy của xã hội... 

Dân sinh - Ông giáo 76 tuổi và hành trình 20 năm xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ em nghèo (Hình 8).

Ông Tư có thói quen lưu giữ những kỷ niệm.

Tấm lòng được mọi người công nhận

Năm 2013, ông Tư vinh dự nhận được giải thưởng “Tình nguyện Quốc gia năm 2013”. Giải thưởng nằm trong chương trình “Tình nguyện Liên Hợp Quốc” và Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Ngoài ra, ông còn nhận được các giải thưởng như: Giáo viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động Bảo vệ và chăm sóc, Giáo dục trẻ em từ năm 1997- 2000, giáo viên có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2000-2004 và vô số giải thưởng giá trị khác.

Phần thưởng cho thầy Tư

Không chỉ dạy chữ, ông bà Tư còn dạy cho các em lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế hay cách né tránh những cạm bẫy của xã hội...

Trước đây, có học trò của ông tên Trần Văn Bé nhặt được vàng và tiền. Tuy nhiên, không chút lòng tham, Bé đã mang đến nhờ thầy Tư trả lại cho người bị mất.

Từ xã, câu chuyện lan nhanh lên huyện, lên tỉnh và Bé đã được tỉnh tặng bằng khen “Công dân trẻ của tỉnh Bình Dương”, được vinh dự cùng 200 thiếu nhi khác của tỉnh ra Thủ đô tham quan và chụp ảnh cùng Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.