Ong mật tàn sát 63 con chim cánh cụt quý hiếm

Ong mật tàn sát 63 con chim cánh cụt quý hiếm

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 3, 21/09/2021 10:29

Xác hàng chục con chim cánh cụt châu Phi đã được tìm thấy trên bãi biển ở Cape Town. Nhà chức trách xác định thủ phạm gây ra cái chết cho chúng là ong mật Cape.

Thông tin này được Hiệp hội bảo tồn chim vùng duyên hải Nam Phi (Sanccob) cho biết hôm 19/9. David Roberts, bác sĩ thú y lâm sàng, nhà sáng lập của Sanccob, cho biết: "Sau khi kiểm tra, chúng tôi phát hiện vết đốt của ong quanh mắt chim cánh cụt, ngoài ra còn thấy nhiều xác ong chết tại chỗ. Đây là một việc rất hiếm xảy ra".

Những con chim bị ong đốt thuộc đàn chim cánh cụt ở thị trấn Simon, một khu dân cư nhỏ gần Cape Town. Theo nhà chức trách, thủ phạm gây ra cái chết cho chúng là ong mật Cape. Chúng là một phần trong hệ sinh thái tại vườn quốc gia nơi đàn chim cánh cụt sinh sống. 

Đời sống - Ong mật tàn sát 63 con chim cánh cụt quý hiếm

Chim cánh cụt Nam Phi cư trú nhiều ở vịnh Algoa. Ảnh: AFP.

Theo đó, Cơ quan Vườn quốc gia Nam Phi (SANParks) đã đưa xác chim tới Sanccob để khám nghiệm, đồng thời gửi mẫu vật để kiểm tra dịch bệnh và độc tố. Họ phát hiện những con chim không có vết thương ở trong hoặc ngoài cơ thể nhưng tất cả đều có nhiều vết ong đốt. Vết đốt của ong nhỏ đến mức các bác sĩ thú y cũng có thể bỏ sót.

Tổ chức bảo tồn các loài chim tin rằng những con chim cánh cụt có thể đã làm phiền đàn ong mật và sau đó bị đàn ong tấn công dữ dội. Sự việc khiến các nhà bảo tồn sửng sốt vì trước đây họ cho rằng ong thường không tấn công các loài chim.

Chim cánh cụt châu Phi còn có tên là chim chân đen hay chim lừa. Cái tên “chim lừa” đến từ tiếng kêu be be giống tiếng lừa mà chúng phát ra. Loài chim này cư trú ở vùng ven biển phía tây nam châu Phi, từ Namibia đến Nam Phi. Chim cánh cụt châu Phi hiện nằm trong danh sách đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế, phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao.

Sanccob cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ đàn chim cánh cụt. Những cán bộ lâm nghiệp của Sanccob đang phối hợp với SANParks để giám sát tổ chim trong khu vực. Số lượng chim cánh cụt châu Phi đang giảm dần và có thể tuyệt chủng vào năm 2035.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.