Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran hôm 14/2 đã có cuộc gặp mặt tại Sochi để thảo luận về vấn đề Syria trong bối cảnh Mỹ sắp rút quân khỏi quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Nga và Iran đang cho thấy rằng “họ đang dần mất kiên nhẫn đối với Ankara liên quan tới các phần tử Hồi giáo cực đoan ở tỉnh Idlib, phía Tây Bắc Syria”, Seibert viết, nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ không nhận được sự chấp thuận từ Iran và Nga trong việc thiết lập vùng đệm ở phía Đông Bắc Syria để đẩy phiến quân người Kurd ra khỏi vùng biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhấn mạnh rằng quyết định rút quân của Mỹ - lực lượng kiểm soát khoảng 25% lãnh thổ Syria với sự giúp đỡ của các đồng minh người Kurd, đã gây ra căng thẳng, Seibert lưu ý rằng Moscow luôn phàn nàn rằng Ankara đã không nỗ lực hết mình để thúc đẩy các chiến binh của mình đánh đuổi các chiến binh Hồi giáo khỏi Idlib.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hồi tháng 9/2018 đã đồng ý thiết lập một khu vực phi quân sự ở Tây Bắc Idlib để loại bỏ toàn bộ vũ khí hạng nặng và các phần tử cực đoan ra khỏi vùng.
“Lập vùng phi quân sự chỉ là biện pháp tạm thời. Các nhóm chiến binh cực đoan vẫn không bị trừng phạt”, Tổng thống Nga Putin nói, thậm chí cho rằng thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị hủy bỏ.
Nga nhấn mạnh rằng Moscow muốn thấy các biện pháp chung để “hoàn toàn tiêu diệt ổ khủng bố này”.
Cây viết Seibert chỉ ra rằng ông Erdogan, về phần mình, đã đổ lỗi cho chính quyền Damascus.
“Tôi đã truyền đạt những kỷ vọng của mình cho chính quyền Damascus theo thỏa thuận ở Idlib với các đối tác Nga và Iran”, ông Erdogan nói.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang tìm kiếm “một con đường riêng” ở Idlib, Oytun Orhan, điều phối viên nghiên cứu Syria tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông ở Ankara, nhận định.
Trong khi đó, cả ông Putin và ông Rohani đều cho rằng Chính phủ Syria nên tiến vào khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ và các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG).
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cần nhận được sự chấp thuận của Nga đối với một hoạt động xuyên biên giới sang Syria, và không có dấu hiệu nào cho thấy ông Erdogan sẽ trở lại Thổ Nhĩ Kỳ sau kỳ họp cùng với cái gật đầu của ông Putin, Heiko Wimmen, chuyên gia nghiên cứu Iraq, Syria và Liban cho hay.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố kế hoạch thực hiện chiến dịch quân sự nhằm vào Syria vào tháng 12 năm ngoái, nhằm vào YPG – tổ chức mà Ankara coi là khủng bố.
“Tôi không thấy đèn xanh, thậm chí là đen vàng ở đây. Liệu ông Erdogan có tiếp tục đi nếu không có đèn xanh từ Moscow? Tôi rất nghi ngờ điều đó, Wim Wimmen nói.
Xem thêm: Syria: Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm gì sau khi đánh đuổi người Kurd, chiếm được Manbij?