Ông Trương Gia Bình: FPT đi chậm sau Ấn Độ 15 năm và đuổi mệt vô cùng

Trần Thị Tú Anh

Trần Thị Tú Anh

Thứ 4, 10/04/2024 18:48

Sau khi chia sẻ về vấn đề trên, cổ đông đã đặt câu hỏi với lãnh đạo tập đoàn rằng làm thế nào để Việt Nam và FPT cạnh tranh với Ấn Độ?

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Tập đoàn FPT (HoSE: FPT), Chủ tịch Trương Gia Bình chia sẻ cách đây hai tuần, Hiệp hội các Chủ tịch và Tổng Giám đốc các công ty Nhật Bản đã sang Việt Nam làm việc, trong những đơn vị họ làm việc có FPT.

Họ hợp tác với Việt Nam dựa trên 5 từ khoá: trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, xe điện, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. 5 từ khóa trọng yếu này được nói một cách dễ nhớ là: “tuệ, bán, xe, số, xanh”. Và 5 từ này đã quyết định lịch sử của nhân loại trong 3/4 thế kỷ vừa qua và tiếp tục duy trì trong 1/4 thế kỷ còn lại.

Ông Bình cho biết, chất bán dẫn đã đi từ Mỹ ra các nước/vùng lãnh thổ. Đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ chọn Việt Nam. Liên tục các đoàn cố vấn của Mỹ sang làm việc và chia sẻ với Việt Nam.

Ngành bán dẫn trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang có nhu cầu lớn khủng khiếp về nguồn nhân lực. Nhờ nguồn nhân lực, nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ đã đổi vận mệnh dân tộc của mình bằng bán dẫn. 

Người đứng đầu FPT dẫn chứng, Đài Loan đang xây dựng 40 nhà máy bán dẫn, năm nay khai trương 13 nhà máy bán dẫn nhưng không có lao động. Công ty hàng đầu về làm bán dẫn chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu về lao động.

Còn Hàn Quốc đang xây dựng cả thành phố bán dẫn nhưng không có người. Riêng ngành bán dẫn hiện thiếu 1 triệu lao động.

Về ngành ô tô, ông Trương Gia Bình cho rằng thế giới đang luống cuống tuyệt đối, hiện cần những người biết về xe, biết phần mềm, biết bảo mật. Theo Chủ tịch FPT, muốn phát triển nhanh và lớn mạnh chỉ có một cách là đi tiên phong. 

"Chúng tôi đi chậm sau Ấn Độ phải đến 15 năm và đuổi mệt vô cùng cho nên FPT bám rất sát các diễn biến về công nghệ và thường đầu tư trước một bước", ông Bình bộc bạch.

Hồ sơ doanh nghiệp - Ông Trương Gia Bình: FPT đi chậm sau Ấn Độ 15 năm và đuổi mệt vô cùng

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tại ĐHĐCĐ.

Sau khi chia sẻ về vấn đề này, cổ đông đã đặt câu hỏi với lãnh đạo tập đoàn rằng làm thế nào để Việt Nam và FPT cạnh tranh với Ấn Độ?

Người đứng đầu FPT khẳng định, Ấn Độ đi trước Việt Nam rất lâu nhưng về công việc quy mô trăm triệu, Việt Nam đang cho thấy chất lượng thực hiện tốt và được hài lòng hơn Ấn Độ. Vì với người Ấn Độ, thay đổi yêu cầu công việc là phải thêm tiền để làm. Còn người Việt Nam thì muốn làm tốt nhất nên tạo nên hai thái độ hoàn toàn khác.

Đối với chip, tuy đến nay chưa có hợp đồng triệu USD nhưng đã có khách hàng nói “FPT làm ra bao nhiêu con đều mua hết”.

Trước thực trạng thiếu nhân lực mảng bán dẫn, Chủ tịch Trương Gia Bình chia sẻ cảm giác mình có lỗi vì trước đó rất lâu từng đến Đài Loan thăm TSMC khi họ còn nhỏ mà không hiểu bán dẫn cũng là phần mềm, nếu ngày ấy hiểu bán dẫn là phần mềm thì giờ đã khác.

Mới đây, khi sang Đài Loan để tìm hiểu về bán dẫn ông đã choáng ngợp khi gặp 1 công ty có 600 nhân viên phần mềm, và doanh thu gần 1 tỷ USD. Mỗi người tạo ra năng suất lao động khoảng 1,5 tỷ. Giá thị trường 7 - 8 tỷ USD.

"Ngành bán dẫn còn không gian rất lớn nữa là phát triển phần mềm cho bán dẫn. Chúng ta có lực lượng lao động. Mediatech mở công ty ở Mỹ nhưng thiếu người, toàn tuyển người Việt Nam" ông Bình thông tin.

Về quá trình chuẩn bị cho chất bán dẫn, ông Bình kể ngày đầu tiên FPT sang Ấn Độ nói chuyện với NIIT. APTECH, ngoài đào tạo sẽ cung cấp 100 công việc ở Mỹ và điều quan trọng nhất với FPT ngày ấy là đầu ra. Đấy chính là điểm khởi đầu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

Về đầu ra, FPT đi ký với các doanh nghiệp. Đầu tiên nhắm tới Nhật Bản, đã có cam kết các nhà máy hiện đại xây lại tại Nhật Bản thì FPT cung cấp nhân lực.

Để cung cấp nhân lực, FPT lại ký kết với Đài Loan đào tạo nhân lực, ký loạt các đơn vị để có đầu ra. Khi có đầu ra thì các thanh niên Việt Nam sẽ làm. Làm phần mềm lương là 1 thì bán dẫn lương là 3. Hấp dẫn cả về công việc và thu nhập.

Đặc biệt làm việc trong ngành bán dẫn cần biết nói tiếng Trung. Ví dụ các cơ sở bán dẫn của Nga có nhiều chuyên gia Đài Loan sang làm việc. Người Nga ở Nga và nói tiếng Trung bởi không nói tiếng Trung sẽ “ra khỏi ngành bán dẫn”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.