Ong vò vẽ đốt nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh

Ong vò vẽ đốt nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 6, 17/08/2018 13:49

Bị ong vò vẽ đốt, nạn nhân rất đau buốt, vết đốt sưng nề, tấy đỏ, phù cứng. Khi nạn nhân bị nhiễm độc nặng, sẽ bị sốc phản vệ với các triệu chứng khó thở, tức ngực, mạch nhanh, tụt huyết áp, vật vã kích thích, có tiếng thở rít, hôn mê và tử vong.

Mới đây, trường hợp 5 bà cháu ở tỉnh Bạc Liêu bị ong vò vẽ đốt khiến 2 người tử vong, 1 người nguy kịch, 2 người được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng sưng phù mặt và toàn thân, ghi nhận hơn 100 đốt cắn mỗi bé; nhiều vết sưng to hoại tử, niêm mạc nhợt, khó thở, nước tiểu đỏ, suy đa tạng, men gan tăng gần 100 lần, suy thận, rối loạn đông máu nặng.

Sức khỏe - Ong vò vẽ đốt nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh

Hai bé trai bị ong vò vẽ đốt được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Tai nạn xảy ra khi 5 bà cháu dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa, không may làm rơi tổ ong vò vẽ xuống và bị đàn ong bay ra tấn công. Khi được phát hiện, cả 5 người đã rơi vào tình trạng hôn mê, toàn thân sưng vù và chi chít vết ong chích.

Theo bác sĩ, tai nạn do ong đốt rất nguy hiểm cho con người và súc vật do các độc tố có trong nọc ong như Melittin, Phospholipase A, B, Hyaluronidase, Histamine, Serotonine, Acetylcholine, Acide phosphatase, Apamin,… tổn thương thận, gan, hủy cơ, tán huyết, rối loạn đông máu, tổn thương phổi gây suy hô hấp,…

Biểu hiện khi bị ong đốt

Theo báo Sức khỏe và đời sống, thông thường, có 3 nhóm triệu chứng khi bị ong đốt: Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và tổn thương muộn là suy đa tạng. 

Phản ứng dị ứng xảy ra ngay sau khi ong đốt với biểu hiện: Nạn nhân rất đau buốt, vết đốt sưng nề, tấy đỏ, phù cứng; nhất là vết đốt ở đầu, mặt, cổ.

Sốc phản vệ: Khi nạn nhân bị nhiễm độc nặng, sẽ bị sốc phản vệ với các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, tụt huyết áp, vật vã kích thích, có tiếng thở rít, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn ý thức, hôn mê và tử vong.

 Tổn thương muộn sau khi bị ong đốt 2-3 ngày là suy đa tạng: Tiêu cơ, hoại tử cơ vân giải phóng ra chất myoglobin làm tắc ống thận, gây suy thận cấp và tổn thương nhiều cơ quan. Nạn nhân mệt mỏi, nôn, ăn uống kém, loạn nhịp tim, vàng mắt, vàng da, tiểu ít hoặc vô niệu, xét nghiệm thấy có suy thận và tổn thương gan…

Cách xử lý khi bị ong đốt để hạn chế hậu quả

Sức khỏe - Ong vò vẽ đốt nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh (Hình 2).

Nếu bị ong vò vẽ đốt nhanh chóng dùng nhíp lấy vòi chính ra.

Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết: Nếu bị ong đốt, lấy vòi chích ra nếu có bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra, rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm, đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu: Nổi mề đay; thân mệt, tay chân lạnh; tiểu đỏ, tiểu ít; bị ong vò vẽ đốt >10 vết.

Làm thế nào để tránh bị ong đốt

Nếu bị ong đốt có thể gây tử vong hoặc tổn thương rất nặng, vì vậy việc phòng tránh ong đốt có ý nghĩa rất quan trọng. Phòng tránh các trường hợp bất ngờ bị ong đốt bằng cách:

- Không đi lại ở những con đường có nhiều cây hoa mà ong vàng thường bay đến tìm mật.

- Khi nhìn thấy ong vàng cần chủ động phòng tránh hoặc xua đuổi khi chúng bay gần người.

- Không quậy phá tổ ong.

- Khi nhìn thấy tổ ong thì cần tránh xa.

- Người lớn phải căn dặn trẻ em không nên đến gần tổ ong, không ném, hay lấy que chọc phá tổ ong.

- Không nên ra vườn vào buổi tối, khó phát hiện được tổ ong để tránh.

- Nếu bị ong tấn công, phải nhanh chóng trùm kín mặt và các phần da bị hở. Dùng nùn rơm hoặc giẻ tẩm dầu đốt có nhiều khói để xua ong đi nơi khác…

Phong Linh (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.