Palestine yêu cầu bỏ phiếu trong tháng 4, cho phép trở thành thành viên đầy đủ của LHQ

Ctv Ban Biên tập

Ctv Ban Biên tập

Thứ 3, 02/04/2024 11:10

Đặc phái viên của Palestine tại LHQ chia sẻ, Chính quyền Dân tộc Palestine yêu cầu HĐBA tổ chức bỏ phiếu vào tháng 4 để nước này trở thành thành viên đầy đủ của LHQ.

Thế giới - Palestine yêu cầu bỏ phiếu trong tháng 4, cho phép trở thành thành viên đầy đủ của LHQ

Ảnh: REUTERS/Andrew Kelly/Ảnh tài liệu.

 
Ông Riyad Mansour, người giữ vai trò quan sát viên thường trực tại Liên Hợp Quốc (LHQ), đã công bố kế hoạch này của Palestine trong khi cuộc chiến Israel - Hamas sắp bước vào cột mốc tháng thứ sáu và Israel đang tiếp tục mở rộng các khu định cư tại khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng.
 
Chia sẻ với Reuters, ông Mansour cho biết, Palestine hướng tới mục tiêu yêu cầu Hội đồng Bảo an (HĐBA) đưa ra quyết định trong cuộc họp giữa các bộ trưởng vào ngày 18/4 về những vấn đề xung quanh Trung Đông, tuy nhiên hiện vẫn chưa có cuộc bỏ phiếu nào được đưa vào kế hoạch. Ông cho biết, một yêu cầu cho phép trở thành thành viên toàn phần của Palestine từ năm 2011 vẫn đang được cân nhắc vì hội đồng 15 nước thành viên này chưa bao giờ đưa ra quyết định sau cùng chính thức về yêu cầu này.
 
“Chúng tôi có ý định đưa yêu cầu này trở thành mục tiêu của cuộc bỏ phiếu tại HĐBA trong tháng này”.
 
Malta sẽ điều hành HĐBA trong tháng 4. Đại sứ Malta tại LHQ Vanessa Frazier cho biết, bà vẫn chưa nhận được yêu cầu chính thức từ phía Palestine.
 
Bên cạnh nỗ lực hối thúc kết thúc chiến tranh, toàn thế giới đang đặt áp lực ngày càng lớn yêu cầu tiếp tục nỗ lực thỏa thuận về giải pháp hai nhà nước – một giải pháp đề ra nhà nước Palestine độc lập tồn tại bên cạnh Israel.
 
Cuộc chiến tại Gaza nổ ra sau khi các tay súng Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10, khiến 1.200 người thiệt mạng và 253 người bị bắt làm con tin. Israel đã đáp trả bằng cách bao vây hoàn toàn lên Gaza và tổ chức tấn công trên không, trên bộ khiến hơn 32.000 người Palestine thiệt mạng.
 
Chấp thuận từ LHQ
 
Yêu cầu được trở thành thành viên toàn phần của LHQ cần phải được chấp thuận bởi HĐBA – nơi Mỹ có thể phủ quyết – và ít nhất hai phần ba trong tổng số 193 nước thành viên của Đại Hội đồng LHQ.
 
Phái đoàn của Mỹ tại LHQ đã không phản hồi ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
 
Đại sứ của Israel tại LHQ Gilad Erdan khẳng định, Chính quyền Dân tộc Palestine chưa đạt đủ các điều kiện để trở thành quốc gia trong yêu cầu cho phép trở thành thành viên toàn phần của LHQ vào năm 2011 và “liên tục tụt lùi khỏi mục tiêu đáng lẽ phải đạt được từ thời điểm đó tới nay”.
 
“Bên cạnh đó, những người ủng hộ công nhận nhà nước Palestine trong thời điểm hiện tại không chỉ ban thưởng cho khủng bố mà còn ủng hộ những quyết định đơn phương đi ngược lại với những nhất trí về nguyên tắc đàm phán trực tiếp đã được thống nhất”, ông Erdan cho biết. 
 
Một ủy ban của HĐBA đã đánh giá yêu cầu vào năm 2011 của Palestine trong nhiều tuần. Tuy nhiên, ủy ban này đã không đi tới một quyết định thống nhất và hội đồng này chưa từng bỏ phiếu về một nghị quyết ủng hộ cho phép Palestine trở thành thành viên toàn phần.
 
Vào thời điểm đó, các nhà ngoại giao cho biết, Palestine đã không nhận được đủ sự ủng hộ tại HĐBA để buộc Mỹ phải phủ quyết, sau khi nước này khẳng định phản đối nỗ lực này. Một nghị quyết sẽ cần nhận được ít nhất 9 phiếu thuận và không bị phủ quyết bởi Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh để được thông qua.
 
Khi đó thay vì kêu gọi bỏ phiếu tại hội đồng, Palestine đã gặp mặt Đại Hội đồng LHQ để yêu cầu trở thành nước quan sát phi thành viên. Hội đồng này đã phê chuẩn và công nhận hoàn toàn chủ quyền nhà nước Palestine vào tháng 11/2012.
 
Đã không có nhiều tiến triển được thực hiện xung quanh vấn đề công nhận nhà nước Palestine kể từ khi Hiệp định Oslo được ký kết giữa Israel và Chính quyền Dân tộc Palestine vào đầu thập niên 1990. Một trong những vấn đề còn được coi là rào cản là những khu định cư ngày càng lớn của Israel.
 
Chính quyền Dân tộc Palestine, điều hành bởi Tổng thống Mahmoud Abbas, có quyền tự trị có giới hạn tại Bờ Tây và là đối tác của Israel trong Hiệp định Oslo. Trong năm 2007, Hamas đã lật đổ quyền lực của Chính quyền Dân tộc Palestine tại Dải Gaza.
 
Trong tháng vừa rồi, lãnh đạo về nhân quyền của LHQ Volker Turk khẳng định, các khu định cư của Israel có nguy cơ xóa bỏ toàn bộ khả năng đề ra nhà nước Palestine. Ông cho biết, việc Israel đưa người dân của mình tới lãnh thổ bị chiếm đóng có thể bị coi là tội ác chiến tranh.
 
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tháng 2 đã khẳng định việc Israel mở rộng các khu định cư tại Bờ Tây đi ngược lại luật pháp quốc tế, một dấu hiệu thể hiện sự trở lại của chính sách của Mỹ về vấn đề này sau khi bị từ bỏ bởi Chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Nguyễn Quang Minh (theo Reuters)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.