Song điểm nhấn đáng chú ý của N1 là camera sau độ phân giải 13 megapixel hỗ trợ 6 thấu kính với khẩu độ f/2.0, sử dụng chip hình ảnh Fujitsu IPS và đèn flash LED kép. Cchiếc camera sau này có thể quay theo trục ngang một góc tối đa 206 độ, biến N1 trở thành smartphone đầu tiên trên thế giới có camera vừa làm cả nhiệm vụ của camera trước và camera sau với độ phân giải 13 megapixel. Trong khi đó, tính năng chụp ảnh của Galaxy Note 3 lại khá bình thường.
Về kích thước OPPO N1 dài hơn so với Galaxy Note 3 do màn hình của máy có kích thước lớn hơn (5,9 inch).
Độ dày giữa Galaxy Note 3 và OPPO N1 có vẻ tương đương nhau. Tuy nhiên, N1 mang một nhược điểm về trọng lượng với cân nặng 213g, nặng hơn so với các thiết bị cùng loại trong đó có cả Galaxy Note 3 (168g).
Camera của Galaxy Note 3 hỗ trợ 1 đèn LED trong khi OPPO N1 được trang bị cả 2 đèn LED nhằm tăng cường khả năng chụp thiếu sáng.
Note 3 được tích hợp bút cảm ứng trong khi OPPO N1 thì không.
Galaxy Note 3 có thiết kế vuông vắn nam tính hơn một chút so với OPPO N1.
Nhờ thiết kế xoay độc đáo mà OPPO N1 phục vụ tốt cả tác vụ chụp ảnh lẫn chat video của người dùng.
Hai chiếc phablet đều hỗ trợ các phím bấm cảm ứng bên ngoài thay vì tích hợp bên trong màn hình cảm ứng. Điều này cho phép không gian thao tác của người dùng không bị ảnh hưởng.
Khu vực phía dưới camera sau của N1 chính là nơi đặt tấm cảm ứng siêu nhạy cho phép người dùng có thể điều hướng các tác vụ mà không cần chạm vào màn hình máy. Tính năng này có tên gọi là O-Touch, người dùng có thể tự đặt ra các thao tác của riêng mình để ra lệnh cho thiết bị. Ngoài chức năng chuyển bài hát, chuyển ảnh khi xem album hay cuộn lên/xuống khi duyệt web, người dùng có thể đặt lệnh chạm 2 lần, nhấn giữ hoặc trượt trên mặt cảm ứng để thực hiện các thao tác khác như chụp hình, truy cập vào ứng dụng hay bật đèn pin…