Giữa muôn vàn những người chơi đồ cổ trải dài từ độ tuổi cho đến phong cách, thì có một “tay buôn” trẻ tuổi vẫn cứ miệt mài sưu tầm và chinh phục đồ cổ với thiết kế mang hơi hướng và linh hồn của Châu Âu, một nét hoài cổ những tưởng đã bị phôi phai theo nhịp sống công nghệ hiện đại ngày nay.
Đồ cổ Châu Âu - một giấc mơ khó chinh phục
Như bao bạn trẻ khác cùng trang lứa, chàng trai 9x Phạm Văn Lượng cũng có cho mình một niềm đam mê khó mà có thể diễn tả với cổ vật Châu Âu. Và hành trình chinh phục niềm đam mê này của người con gốc Nam Định cũng hết sức thú vị và giàu tính cảm hứng.
“Mình thích đồ cổ từ một lần về thăm ông bà!” - Lượng tâm sự về cơ duyên với nghề đồ cổ: “Tham quan một vòng ngôi làng, gọi là làng thôi chứ họ toàn xây lâu đài” - Lượng cười vui vẻ nói “có lẽ là một trong những khoảnh khắc mà mình sẽ không thể nào quên được. Rất nhiều những bậc tiền bối với những bộ sưu tập có giá trị bằng gia tài của cả một đời người. Thực sự rất choáng ngợp!”.
Nói về đồ cổ và kiến thức về đồ cổ thực sự sẽ là rất khó khăn để có thể gói gọn với một lượng thông tin và kiến thức hết sức đồ sộ, từ phong cách, kiểu dáng, chất liệu, chế tác, nguồn gốc, bề dày niên đại… Nhưng riêng Lượng lại bắt gặp được tình yêu của đời mình rất nhanh chóng, chính là cổ vật mang thiết kế theo hơi hướng của Châu Âu, giữa hằng hà sa số những phong cách khác.
“Phong cách Châu Âu khi mình bắt gặp ở chuyến về thăm quê đó choáng ngợp lắm. Nó choáng ngợp vì sự tráng lệ và sang trọng mà nó tô điểm lên không gian sống. Và mình thực sự bị ấn tượng quá mạnh cho lần tiếp xúc đầu tiên để rồi yêu phong cách này cho đến tận bây giờ!” - Lượng nói về đam mê cổ vật Châu Âu của mình.
Và đương nhiên, phong cách thuần sang trọng này sẽ đi kèm với một lượng tài chính khổng lồ nếu muốn chinh phục một bộ sưu tập nào đó. Lượng tâm sự rằng bản thân đã từng rất thèm khi nhìn thấy những chiếc đồng hồ treo tường ODO, những bức tượng cổ, những cặp đèn đá, những cặp bình Satsuma … Nhưng hành trình đạt được một bộ sưu tập thực sự chưa bao giờ là dễ dàng. Và thật tuyệt vời khi anh đã có được cho mình những thành công nhất định khi vừa có cho mình cơ sở chuyên phân phối đồ cổ Ngọc Phúc, mà còn là nhiều bộ sưu tập rất có giá trị.
Có tiền chưa chắc mua được
Có tiền chưa chắc mua được - đây có vẻ như là một câu PR thú vị nhất cho bất cứ một sản phẩm nào - nhất là đối với một ngành đặc trưng như đồ cổ. Đôi khi giá trị của một vật không quyết định bởi chất liệu hay những yếu tố thuần chuyên môn của kinh doanh để thẩm định. Giá trị thực sự đôi khi là câu chuyện đằng sau một vật, với niên đại bao nhiêu năm tháng khi chứng kiến rất nhiều những khoảnh khắc lịch sử đáng nhớ.
“Có lẽ vì thế mà mình yêu thích đồng hồ.” - Phạm Văn Lượng chia sẻ về dòng đồng hồ của Pháp và Đức yêu thích nhất: “Mình thích dòng đồng hồ ODO không chỉ bởi nó là Vua của thể loại đồng hồ treo tường, mà còn là những giá trị ẩn sâu trên từng họa tiết mà nhà chế tác đã gửi gắm vào. Chưa kể việc những chiếc đồng hồ này đã chứng kiến quá nhiều những khoảnh khắc lịch sử quan trọng của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Tiêu biểu như chiếc ODO 36/10 mà mình thích nhất, được ra đời vào năm 1936, trước khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 nhìn thấy được kết cục của nó.”.
Để có thể kinh doanh những dòng cổ vật cao cấp này không đơn giản là chỉ cần tiền hoặc một chiến lược kinh doanh khôn ngoan, Lượng chia sẻ khi nó còn phải là cái duyên thực sự, cộng thêm một cái tâm chân thành dành cho nghề, vì yếu tố thẩm mỹ và một chút tâm linh và cảm xúc khó giải thích được trước những đường nét tinh xảo của từng sản vật.
Hiện nay, không chỉ tập trung giao lưu với những người tìm đến anh một cách trực tiếp tại cơ sở Ngọc Phúc mà anh gây dựng ở Bình Dương, Lượng còn tổ chức rất nhiều những buổi livestream để chia sẻ miễn phí về những kiến thức thú vị và hữu ích về đồ cổ - cũng như là trên đà phát triển tại các sàn thương mại điện tử để có thể kết nối sâu rộng hơn với những người có cùng đam mê và quan tâm tới sự choáng ngợp và câu chuyện đằng sau của từng món cổ vật tuyệt vời.
Thế Mỹ