Phân loại mỡ máu
Có hai loại cholesterol chính là lipoprotein tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein - HDL), hay cholesterol "tốt", và lipoprotein tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein - LDL), hay cholesterol "xấu".
Cơ thể cần có một lượng cholesterol nhất định để đảm bảo hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể. Nhưng:
Khi cholesterol tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein - LDL hay cholesterol "xấu") tăng cao vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra một loạt những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu có quá nhiều LDL cholesterol trong máu, nó sẽ tích tụ trong thành mạch máu, khiến mạch máu bị hẹp và trở nên xơ cứng. Tích tụ LDL cholesterol làm giảm lưu lượng máu và có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Ngược lại cholesterol tỉ trọng cao (High Density Lipoprotein - HDL hay cholesterol "tốt") nếu giảm xuống dưới mức cho phép sẽ không bảo vệ được cơ thể trước nguy cơ tim mạch và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Bởi vai trò của HDL cholesterol là đưa LDL cholesterol từ máu đến gan để giáng hóa và phân hủy như chất cặn bã. HDL cholesterol được gọi là cholesterol tốt vì nó làm giảm mức cholesterol trong máu.
Chỉ số mỡ máu lý tưởng
Cholesterol được đo bằng miligam trên mỗi decilít (mg/dL). Các hướng dẫn về mức cholesterol khỏe mạnh như sau:
- Cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL (<5,2 mmol/l)
- Cholesterol LDL dưới 100 mg/dL (<2,6 mmol/l)
- Cholesterol HDL trên 60 mg/dL (1,5 mmol/l)
Mỗi độ tuổi, mỗi đối tượng có thể có các mốc tiêu chuẩn khác nhau. Hãy trao đổi với bác sĩ về trường hợp của mình để biết chính xác mình cần điều chỉnh các chỉ số như thế nào cho phù hợp.
Tỷ số cholesterol toàn phần/HDL cholesterol
Tỷ số cholesterol toàn phần/HDL cholesterol sẽ biết được liệu cơ thể có đang đủ cholesterol tốt và có đang bị cholesterol xấu phạm hay không? Nó được tính bằng cách chia chỉ số cholesterol toàn phần cho chỉ số HDL. Lý tưởng nhất, tỷ số này phải dưới 4. Con số này càng thấp thì mức cholesterol của người đó càng lành mạnh.
Cholesterol toàn phần thường dao động, vì vậy có thể cần làm nhiều xét nghiệm máu để đánh giá chính xác. Chỉ số này có thể thay đổi theo bữa ăn, vì vậy đôi khi xét nghiệm máu sẽ được thực hiện vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ số cholesterol toàn phần/HDL cholesterol là dấu hiệu chính xác hơn về nguy cơ mắc bệnh tim so với chỉ số LDL cholesterol đơn thuần.
Các nguyên nhân khiến cholesterol tỉ trọng thấp tăng cao
Các nguyên nhân khiến cholesterol tỉ trọng thấp tăng cao bao gồm:
- Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa: Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo hydro hóa có thể làm tăng mức LDL cholesterol.
- Ít vận động: Không tập thể dục đủ có thể dẫn đến tăng cân, có liên quan đến tăng cholesterol.
- Béo phì: Những người thừa cân có nguy cơ cao bị tăng cholesterol.
- Hút thuốc lá: Một chất trong thuốc lá làm giảm mức cholesterol HDL và làm hỏng lớp niêm mạc mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.
- Bệnh nội khoa: Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến cholesterol LDL bao gồm đái tháo đường type 2, nhược giáp, bệnh thận hoặc gan, và nghiện rượu.
- Mãn kinh: Đối với một số phụ nữ, cholesterol có thể tăng sau khi mãn kinh.
- Di truyền: Tăng cholesterol máu gia đình (Familial Hypercholesterolemia - FH) là một thể bệnh cholesterol cao di truyền khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim sớm.
Cách giảm cholesterol tỉ trọng thấp
Những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp giảm LDL cholesterol:
- Duy trì cân nặng hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Bỏ thuốc lá
- Sử dụng liệu pháp statin khi được kê đơn
- Bổ sung niacin (vitamin B-3)
- Tránh ăn chất béo bão hòa và chất béo trans. Tránh bánh ngọt, bánh quy. Tránh thực phẩm chế biến sẵn. Tránh đồ ăn chiên rán.
- Thay đổi nguồn chất béo: Thay chất béo bão hòa bằng dầu hạt thực vật và chất béo không bão hòa chuỗi đơn từ dầu ô liu, quả bơ và dầu canola.
- Tăng lượng chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ được cho là tốt cho chỉ số cholesterol toàn phần trong máu. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại trái cây, rau và yến mạch đặc biệt có lợi.
- Sử dụng thảo dược tự nhiên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ổn định các chỉ số mỡ xấu. Tăng cường mỡ tốt có lợi cho sức khỏe.
Một trong những thảo dược được coi là khắc tinh của gan nhiễm mỡ phải kể đến là Nần nghệ (Dioscorea collettii) – thảo dược quý trong sách Đỏ Việt Nam, được phát hiện vào những năm 1970 và được các chuyên gia Đại học Dược Hà Nội phối hợp các thầy thuốc tại bệnh viện Việt Xô, các chuyên gia đến từ Liên Xô cũ chứng minh công dụng.
Nần nghệ vốn là thảo dược cực quý hiếm được người dân tộc Dao sử dụng chữa bệnh qua hàng ngàn năm. Dược chất chính có trong Nần nghệ là saponin có tác dụng tối ưu trong việc tăng đào thải những bọng mỡ thừa ra khỏi gan và nội tạng của con người. Không chỉ có tác dụng hạ mỡ trong gan, Nần nghệ còn giúp ổn định mỡ máu, bình ổn huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm cân đối với những người thừa cân, béo phì.
Gần đây nhất cơ chế hạ mỡ máu, bào mòn bọng mỡ quanh gan của Nần nghệ tiếp tục được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương (năm 2016). Kết quả là Saponin trong Nần nghệ hỗ trợ tăng hoạt động chuyển hóa của mỡ tại gan, từ đó giúp hạ mạnh mỡ xấu LDL – c, hạ Triglycerid, hạ cholesterol toàn phần, ngăn ngừa mỡ xấu xâm nhập trở lại máu và các cơ quan nội tạng khác mà không gây ra bất kì tai biến nào đối với con người cả trong và sau sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax chiết xuất thảo dược quý Nần nghệ (Dioscorea collettii). Dùng cho người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ. Phân phối: Công ty CPPT Thảo Dược Việt Nam Dược sĩ tư vấn: 0919394000/ 0961239810 Website: hamomax.vn Địa chỉ: A13, lô 4, KĐT Định Công, Hoàng Mai, HN SĐK: 018652017/ATTP – XNQC Sản phẩm không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh. |
Thu Loan