Lời cáo phó của ông được đăng trên Time Magazine vào tháng 5 năm 1933, với tiêu đề “Rùa-Bồ câu-Chó”, tiết lộ bí mật trường sinh của ông Lý: “Giữ tâm tĩnh lặng, ngồi như một con rùa, đi hoạt bát như một con chim bồ câu và ngủ như một con chó.”
Theo lời kể thì ông Lý có những thói quen khá lạ thường trong đời sống hàng ngày. Ông không uống rượu mạnh hay hút thuốc và ăn đúng bữa. Ông ăn chay và thường xuyên uống trà câu kỷ (wolfberry hoặc là goji berry).
Ông đi ngủ sớm và dậy sớm. Khi có thời gian, ông ngồi thẳng với cặp mắt nhắm lại và tay đặt lên đùi, không cử động gì trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Vào thời gian rảnh, ông Lý chơi bài, luôn luôn cố ý thua một ít tiền đủ cho bữa ăn đối phương trong ngày đó. Bởi vì ông tốt bụng và có thái độ cao thượng, mọi người luôn muốn gần ông.
Ông Lý cả đời nghiên cứu thảo dược Trung Quốc và khám phá bí ẩn thuật trường sinh, du ngoạn qua những địa phương ở Trung Quốc và đến cả Thái Lan để tìm thuốc và trị bệnh.
Trong khi vẫn chưa chắc chắn liệu ông Lý có sống lâu như trong truyền thuyết hay không, những gì chúng ta biết về những thói quen của ông phù hợp với những nghiên cứu của khoa học hiện đại về sự trường sinh.
Nghiên cứu
Dan Buettner, tác giả cuốn “Khu vực xanh: Những bài học về việc sống thọ hơn từ những người sống thọ nhất,” nghiên cứu khoa học về sự trường sinh. Trong cuốn sách và trong một buổi nói chuyện trên TED năm 2009, ông đã khảo sát những thói quen hàng ngày của 4 cộng đồng dân cư có vị trí địa lý khác nhau.
Cả 4 nhóm này – những tín đồ thiên chúa ở California (nước Mỹ), người dân đảo Okinawa (Nhật Bản), người dân đảo Sardinia (nước Ý), người dân Costa Rica – có tỷ lệ người sống trên 100 tuổi cao hơn rất nhiều những nơi khác, hoặc họ sống thọ hơn bình thường hàng tá năm. Ông gọi những nơi mà những nhóm này sinh sống là “khu vực xanh.”
Theo như nghiên cứu của Buettner, tất cả các nhóm khu vực xanh đều ăn kiêng chủ yếu là thực vật. Nhóm tín đồ thiên chúa ở Loma Lina, California, ăn nhiều rau đậu và những loại cây được nhắc đến trong Kinh Thánh. Những du mục sống trên cao nguyên ở Sardinia ăn bánh mỳ nguyên hạt chưa lên men, phó mát từ động vật ăn cỏ và một loại rượu đặc biệt.
Buettner phát hiện rằng những bữa ăn kiêng ít calorie giúp kéo dài tuổi thọ, bằng chứng là một nhóm những người cao tuổi ở Okinawa tuân theo nguyên tắc sống của Khổng Phu Tử là ngừng ăn khi đã no 80%.
Có lẽ trà câu kỷ của ông Lý đóng vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ của ông. Sau khi nghe câu chuyện của ông Lý, những nhà nghiên cứu y khoa từ Anh Quốc và Pháp Quốc đã tiến hành một nghiên cứu kỹ lưỡng về câu kỷ và phát hiện rằng nó có chứa một loại vitamin chưa được biết đến gọi là “Vitamin X”, còn được gọi là “vitamin đẹp”. Những thí nghiệm của họ đã khẳng định rằng câu kỷ ức chế sự tích mỡ và tăng cường tế bào gan mới, giảm lượng đường và cholesterol trong máu, và còn nhiều nữa.
Câu kỷ có tác dụng làm trẻ lại: Nó kích thích tế bào não và các tuyến nội tiết; tăng cường tiết hormone; và thải bỏ độc tố toxin tích trữ trong máu, giúp duy trì hoạt động bình thường của mô và nội tạng trong cơ thể.
Thiền định
Các khoa học gia đã phát hiện hàng loạt lợi ích từ việc thường xuyên thiền định. Các nhà khoa học thần kinh tại Trường Đại học Y khoa Massachusetts đã khảo sát 2 nhóm nhân viên kỹ thuật cao bị stress hoặc là thiền định trong 8 tuần hoặc là sinh hoạt như bình thường.
Họ phát hiện rằng những người có thiền định “cho thấy một sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của thuỳ trái trước trán,” trong một bài báo trên Psychology Today năm 2003. “Sự chuyển biến tinh thần này làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ stress, tự kỷ nhẹ, và lo lắng. Cũng có giảm hoạt động tại vùng amygdala, nơi mà não bộ xử lý sự sợ hãi.”
Thiền định cũng giảm sự teo não do tuổi tác và tăng cường cảm xúc.
Ngoại trừ thiền định, Buettner phát hiện rằng đều đặn nghỉ giữa giờ làm tránh kích động, là một phản ứng đưa đến stress. Các tín đồ thiên chúa tại California tuân thủ nghiêm ngặt thời gian nghỉ 24 tiếng Sabbath và dành thời gian để suy ngẫm, cầu nguyện và giao lưu với nhau.
Cộng đồng
Buettner cũng phát hiện rằng cộng đồng là yếu tố rất lớn trong sự trường sinh của những nhóm dân cư ở khu vực xanh. Những người Okinawa điển hình có rất nhiều bạn thân, những người mà họ có thể chia sẻ mọi điều. Những người trên cao nguyên Sardinian có lòng tôn kính đối với người lớn tuổi mà không thể tìm thấy được trong xã hội Tây phương hiện đại. Những tín đồ thiên chúa luôn đặt gia đình lên hàng đầu.
Cảm giác có quan hệ chặt chẽ với những người bạn khoẻ mạnh và với gia đình cũng giúp một cá nhân sống một cách khoẻ mạnh.
Trong “Những người dị biệt”, Malcolm Gladwell đã khảo sát một nhóm người Ý tên là Rosetan, những người nhập cư đến khu vực phía tây Bangor, Pennsylvania. Tất cả họ đều có rất ít vấn đề về tim mạch và nói chung là sống một đời sống trường thọ và khoẻ mạnh. Sau những cuộc thí nghiệm, đã xác định được bí mật của họ không phải từ gene thậm chí là từ đồ ăn (41% bữa ăn của họ là chất béo).
Sống có mục đích
Trong những chuyến đi của mình, Buettner tình cờ phát hiện một điểm chung trong những nhóm dân cư ở khu vực xanh: Không ai có khái niệm về sự nghỉ hưu. Như vậy có nghĩa là, làm việc không ngừng giúp cơ thể dễ dàng hoạt động không ngừng.
Sống có mục đích trong những năm xế chiều là một câu thần chú của người Okinawa và người Sardinia. Trong những nhóm này, Buettner đã gặp những người đàn ông và phụ nữ sống trên 100 tuổi vẫn tiếp tục leo núi, dựng hàng rào, đánh bắt cá và chăm sóc chắt chít của họ.
Điều thú vị là, không ai trong những người sống hơn 100 tuổi này tập luyện có chủ đích giống như kiểu những người phương Tây đến phòng tập thể hình. “Họ chỉ đơn giản là sống một cuộc sống tích cực, đảm bảo hoạt động thân thể,” Buettner nói. Tất cả họ đều đi bộ, nấu nướng, tự làm công việc nhà, và nhiều người làm vườn.
Khải Đơn