Đó là tấn công vào không gian văn hoá.
Vụ đánh bom tự sát ở Manchester là vụ tấn công lớn thứ 4 trong 5 năm qua. Năm 2012, James Holmes đã giết chết 12 người trong một rạp chiếu phim ở Aurora, Colorado, Mỹ. Vào năm 2015, một loạt các cuộc tấn công ở Paris đã nhắm mục tiêu vào sân vận động Stade de France, nơi những kẻ đánh bom liều chết đã kích nổ áo khoác ngoài sân vận động trong một trận giao hữu giữa Pháp và các đội bóng của Đức; rồi các tay súng và một kẻ đánh bom tự sát nhắm mục tiêu khách quen ở nhà hàng; và ba tay súng đã bắt con tin đồng thời thực hiện một loạt các vụ nổ súng trong một buổi hòa nhạc tại nhà hát Bataclan. Vào năm 2016, Omar Mateen đã làm 49 người thiệt mạng và 53 người khác bị thương trong một vụ tấn công tại Pulse, một hộp đêm ở Orlando, Mỹ; hắn dường như còn dự trù một địa điểm thay thế là Disney World.
Một số kẻ khủng bố đã tuyên bố rõ ràng rằng hắn không chỉ muốn gieo khủng bố mà còn tấn công nền văn hoá phương Tây.
Các cuộc tấn công vào địa điểm văn hoá hay sân bay hoặc các cơ sở quân sự đều là một phần của kế hoạch mà những kẻ cực đoan gọi là thánh chiến. Tuy nhiên, nhắm mục tiêu vào không gian văn hoá có tác động sâu sắc hơn.
Những kẻ giết người thực hiện các hành động khủng bố này không chỉ đơn giản là tấn công vào nền văn hoá phương Tây mà chúng đang cố gắng hủy hoại sự tự do, nhắm vào sự khuất phục.
Sân bay là một nơi cần thiết. Những tổn thất lâu dài của một vụ tấn công máy bay hay sân bay được tính bằng những mất mát của gia đình của những nạn nhân xấu số và số tiền để tăng cường an ninh. Nhưng không ai đến đó để vui chơi, và cũng hiếm có ai quyết định không sử dụng máy bay vì những rủi ro ngày một tăng lên.
Trong khi đó, mọi người tham dự các buổi hòa nhạc, xem phim, các hoạt động thể thao hay đến nhà hàng vì những niềm vui mà chúng mang lại hoặc vì mang lại niềm vui cho người khác. Vì thế, tổn thất của những vụ tấn công dạng này tác động đến từng cá nhân. Tất cả xã hội cùng chia sẻ gánh nặng hậu quả và rồi sẽ cân nhắc mỗi khi đến xem các buổi trình diễn nghệ thuật hay hoạt động cộng đồng.
Ngay sau vụ tấn công khủng bố xảy ra tại đêm nhạc của nữ ca sĩ Ariana Grande tại Manchester, nhóm nhạc pop của Anh - Take That và nhóm nhạc rock của Mỹ - Blondie là hai trong số nhiều ca sĩ và nhóm nhạc đã tuyên bố hủy show diễn trong tuần này tại Anh.
Xem thêm>>> Châu Âu hiểu rõ cội nguồn khủng bố, vì sao vẫn không ngăn chặn?
Như nhiều người đã nhận thấy, việc chọn ném bom buổi hòa nhạc của Ariana Grande có nghĩa là những kẻ khủng bố đã nhắm vào một nữ ca sĩ trẻ và những fan nữ thậm chí còn nhỏ tuổi hơn cô (trong số những người chết có một bé gái 8 tuổi).
Những cuộc tấn công như thế này không chỉ nhằm mục đích tấn công những người có sở thích hướng ngoại hay cộng đồng cá biệt nào đó. Chúng đang muốn giết chết suy nghĩ về sự an toàn trong việc ăn tối bên ngoài hay đi dự một buổi hòa nhạc, hoặc bất cứ đâu. Chúng ngăn chặn bố mẹ những cô gái trẻ cho phép các con mình có được một buổi tối hạnh phúc bên cạnh thần tượng của mình như James Holmes, kẻ tấn công rạp chiếu phim ở Aurora đã viết trong cuốn sổ ghi chép của hắn: "Mục tiêu ngẫu nhiên. Sự độc ác của vòng xoáy định mệnh đi từ tàn bạo đến đau khổ”.
Những cuộc tấn công dạng này đặc biệt độc ác bởi vì chúng tận dụng lợi thế mà các trải nghiệm nghệ thuật đem lại. Nếu ai đó đang đắm mình trong phần cuối của bộ phim Batman hay đang hoà mình nhún nhảy trong một bản rock hay đang giữ chặt một quả bóng hồng, người đó sẽ không cảnh giác hay nói cách khác, họ bỏ qua khả năng gặp nguy hiểm. Nghệ thuật đem đến sự giải thoát, giải thoát khỏi áp lực cuộc sống và từ đó, giải thoát khỏi cái ác. Thế nhưng, những kẻ khủng bố đang muốn cướp đi cơ hội đó để gieo rắc sự sợ hãi trong khuất phục.
Xem thêm>>> Vì sao Anh dừng chia sẻ tin tình báo vụ đánh bom với Mỹ sau vụ khủng bố ở Manchester?
Tại châu Âu, đặc biệt nước Anh, xung quanh các rạp chiếu phim, địa điểm tổ chức hoà nhạc, sân vận động và thậm chí các nhà hàng đã xuất hiện các lớp bảo mật ngày càng dày đặc để đảm bảo an toàn hơn. Tuy nhiên, việc các khu vực vui chơi giải trí được canh gác cẩn thận khiến cho cảm giác tự do và thoải mái bị bé lại.
Tuy vậy, người dân châu Âu vẫn phải đấu tranh để giữ gìn. Nếu chọn ở nhà và từ chối mọi buổi trình diễn, người dân châu Âu sẽ trở thành những “con người đau khổ” của James Holmes. Và như thế những kẻ khủng bố đã đạt được mục đích. Nhưng rõ ràng, đứng trong bóng tối của rạp hát luôn tốt hơn chấp nhận bóng tối phủ lên cuộc đời.
T.X