Các quan chức Pháp cho biết đây là lần đầu tiên thực hiện những cuộc thử nghiệm tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, và đã đưa ra được kết quả chứng minh các loại vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria.
Phát biểu trên kênh truyền hình France 2, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Pháp Laurent Fabius cho hay Pháp đã thử nghiệm các mẫu thu được ở Syria trong đó nhiều mẫu cho thấy chính phủ Syria đã từng sử dụng khí độc (sarin), loại chất độc thần kinh từng được Saddam Hussein sử dụng tại Iraq. Kết quả đã được chuyển giao cho người đứng đầu đội điều tra vũ khí hóa học thuộc Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba tại Paris.
Các quan chức Pháp đã đưa ra được kết quả chứng minh các loại vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria. |
Theo nguồn tin ngoại giao của Pháp, các mẫu thử được sử dụng bao gồm mẫu máu và mẫu nước tiểu từ các nạn nhân sau vụ máy bay chính phủ ném bom Saraqib. Trước đó vài tháng, Washington từng đưa ra nhận định rằng lực lượng của ông Assad có thể đã sử dụng vũ khí hóa học và Mỹ vẫn cần phải nghiên cứu, tìm thêm bằng chứng.
Việc ngày càng nhiều bằng chứng chứng tỏ Syria sử dụng khí độc đã đặt nhiều nước phương Tây trong đó có Mỹ vào thế khó xử, bởi các nước này đã từng hứa hẹn sẽ có hành động nếu các loại vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria. Tuy nhiên họ không đưa rõ lộ trình can thiệp chính trị.
Riêng Washington cho biết Mỹ sẽ triển khai tên lửa Patriot và máy bay F-16 tới nước láng giềng Jordan gần Syria phục vụ tập trận quân sự và rất có thể sẽ còn phục vụ lâu dài hơn. Nga, đồng minh chính yếu của lực lượng ông Assad đã chỉ trích động thái này đồng thời buộc tội phương Tây khích động gây nên các cuộc xung đột bằng việc gửi vũ khí tới khu vực chiến tranh.
Cả chính phủ Syria và quân nổi dậy đều không đồng ý ký vào bản Hiệp ước quốc tế chống sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên nước này khẳng định, họ sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học. Cả hai bên chính phủ đều cáo buộc lẫn nhau tuy nhiên Washington và các nước Phương Tây lại cho rằng họ nghi ngờ quân đội nổi dậy đã thực hiện điều đó.
Khi được hỏi liệu có phải ‘ đường đỏ’ đã bị vượt, ông Fabius cho biết đó là ‘điều chắc chắn’, không phải bàn cãi. Paris vẫn đang bàn luận với các đồng minh về việc nên phản ứng như thế nào?
Ông cho hay các hành động quân sự không phải là sự lựa chọn được ưu tiên trong thời điểm này. Điều cần thiết lúc này đó là phải đảm bảo các nỗ lực tiến tới hòa bình sẽ không bị cản trở.
Trang Trần (Theo Reuters)