Trước giờ G...
Ngày 7/5, vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp chính thức. Cử tri Pháp đứng trước 2 lựa chọn: một đất nước gần gũi với Liên minh châu Âu (EU), thương mại tự do theo quan điểm của ứng cử viên Emmanuel Macron, hay một đất nước đóng cửa biên giới và từ bỏ đồng tiền chung Euro mà ứng cử viên Le Pen theo đuổi.
Ông Macron, cựu Bộ trưởng kinh tế Pháp là ứng viên hàng đầu cho chiếc ghế Tổng thống, bỏ xa đối thủ Marine Le Pen trong các cuộc thăm dò trước bầu cử. Ông có tới 62% số phiếu ủng hộ, trong khi bà Le Pen chỉ được 38%.
Việc bà Le Pen và ông Macron đối đầu trong vòng hai của cuộc bầu cử ngày 7/5 là một dấu mốc chính trị lớn đối với nước Pháp có thể nói là "cuộc bầu cử lịch sử" khi lần đầu tiên trong 60 năm, các đảng chính của cả cánh tả lẫn cánh hữu đều không góp mặt trong vòng bầu cử thứ hai.
Hai thái cực của một nước Pháp
Việc cả hai ứng cử viên này lọt vào vòng bầu cử thứ hai, Pháp đứng trước một cuộc cách mạng chính trị, dù ai là người chiến thắng. Với ông Macron, một khi giành chiến thắng, để quản trị chế độ nghị viện Tổng thống của Pháp, ông Macron cần đảm bảo được đa số trong Quốc hội. Điều này mở ra hai kịch bản.
Kịch bản thứ nhất, ông Macron giành được đa số trong Quốc hội, khi cử tri Pháp tìm cách củng cố nhiệm kỳ của ông trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng Sáu. Điều này khó vì sự thiếu đi một phong trào chính trị có tổ chức trong dân chúng vẫn là một điểm yếu đối với ông Macron.
Vì lẽ đó nên cuộc bầu cử tháng Sáu có thể dẫn đến kịch bản thứ hai: Hình thành liên minh ở Quốc hội, bao gồm một nhóm cánh hữu nhỏ, một nhóm trung dung lớn và một nhóm cánh tả bị chia rẽ. Điều này không lạ ở nhiều nước châu Âu. Nhưng ở Pháp đó sẽ là một cuộc cách mạng đích thực, một cuộc cách mạng có thể đặt dấu chấm hết cho Đảng Xã hội.
Và nếu bà Le Pen lên nắm quyền thì nền chính trị Pháp, chưa nói đến Liên minh châu Âu, hẳn nhiên sẽ bị đảo lộn.
Xem thêm >> Bí mật ẩn chứa bên trong 5 con tàu từ Nga về Triều Tiên
Đào Vũ