Phát hiện 460 vụ buôn bán người ra nước ngoài

Phát hiện 460 vụ buôn bán người ra nước ngoài

Thứ 5, 27/12/2012 23:41

Ngày 21/12, Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội phối hợp với Công an và Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội đã tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người.

Tại Hội nghị, thông tin về diễn biến tình hình tội phạm và kết quả công tác phòng chống tội phạm mua bán người, phó trưởng phòng PC45, Công an TP Hà Nội Nguyễn Văn Tính cho biết, hiện tội phạm mua bán người ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn và tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 22.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt không lý do và hơn 80.000 phụ nữ Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài lấy chồng kiếm việc làm… Trong số này, có rất nhiều phụ nữ, trẻ em đã trở thành nạn nhân của các vụ mua bán người.

Pháp luật - Phát hiện 460 vụ buôn bán người ra nước ngoài

Năm 2012 phát hiện nhiều vụ buôn bán người qua biên giới (Ảnh: minh họa)

Qua điều tra, số nạn nhân bị bán sang Trung Quốc chiếm 60%, sang Campuchia chiếm 10%, còn lại bị bán sang các nước Singapore, Thái Lan, Nga, Malaysia… Năm 2012, cả nước đã phát hiện 460 vụ, bắt giữ 769 đối tượng và giải cứu 844 nạn nhân. Trong đó, đứng đầu là Lào Cai với 43 vụ, Hà Giang 43 vụ… Tại Hà Nội, cơ quan CA đã điều tra khám phá 16 vụ (trong đó có 6 vụ mua bán trẻ em), bắt giữ 33 đối tượng, tăng 5 vụ so với năm 2011.

Cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối với các đối tượng kể trên và những địa bàn thường xảy ra các vụ việc mua bán người để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng chống mua bán người.

Việc tuyên truyền phòng chống tội phạm mua bán người tại cộng đồng cần tập trung vào các nhóm nội dung cơ bản như tình hình mua bán người, kiến thức cơ bản để phòng chống mua bán người, các chính sách pháp luật, các mô hình hoạt động hiệu quả trong phòng chống mua bán người…

Hoạt động tuyên truyền có thể tiến hành qua các hội nghị chuyên đề, sinh hoạt cộng đồng (họp khu dân cư, sinh hoạt câu lạc bộ), giao lưu văn hóa, văn nghệ, sân khấu hóa, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn phát hành tài liệu, tờ gấp, pano, áp phích….

Tuy nhiên, truyền thông muốn mang lại hiệu quả cao cần lựa chọn hình thức, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và nội dung tuyền truyền phải có trọng tâm, trọng điểm – bà Nguyễn Thị Thu Thủy nhấn mạnh.

Nguyên An


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.