Phát hiện bộ xương "ma cà rồng" tại Anh

Phát hiện bộ xương "ma cà rồng" tại Anh

Thứ 5, 27/12/2012 23:44

(Nguoiduatin.vn ) Một bộ xương kỳ lạ vừa được khai quật đã hé mở những chi tiết quan trọng trong việc chứng minh sự tồn tại của ma cà rồng và cách diệt ma cà rồng của người trung cổ.

Ma cà rồng xuất hiện tại Anh?

Mới đây, các nhà khảo cổ Anh đã phát hiện ra một bộ xương kỳ lạ bị đóng đinh xuyên qua đầu, vai, tim và ngực. Theo phân tích, bộ xương có từ những năm 550-700, bị chôn vùi trong một thị trấn cổ ở Southwell, Nottinghamshire (nước Anh).

Các nhà khảo cổ cho rằng, bộ xương này thuộc về một người không bình thường, có thể là một người hết sức nguy hiểm như ma cà rồng. Những chiếc đinh sắt đóng vào nhiều nơi trên cơ thể là cách người trung cổ ngăn người này sống dậy, gây nguy hiểm cho người trong làng.

Những ngôi mộ của người bị đóng đinh thế này rất ít khi thấy ở Anh, nên các nhà khảo cổ càng bị thu hút khi khai quật được bộ xương này. Nhà khảo cổ Matthew Beresford thuộc Hội khảo cổ học Southwell cho hay: "Việc đầu tiên chúng tôi làm là kiểm tra răng nanh của bộ xương. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy bộ xương có răng nanh khá sắc và dài hơn những chiếc răng khác. Trong bộ phim kinh dị Hammer nổi tiếng, nhiều người đã thấy nhân vật ma cà rồng của diễn viên Christopher Lee bị đóng cọc xuyên tim và trường hợp lần này rất giống bộ phim năm đó"

Xã hội - Phát hiện bộ xương 'ma cà rồng' tại Anh

Ma cà rồng trên phim ảnh thường ít ai thấy trong đời thực.

Ông Beresford bổ sung: "Theo quan niệm dân gian, người xưa tin rằng, những kẻ khi sống vốn hay làm điều xấu thì sẽ trở thành ma cà rồng khi chết, tiếp tục hãm hại con người. Hơn nữa, người xưa cũng tin xác của ma cà rồng có thể hồi sinh vào nửa đêm. Vì thế, khi chôn những người bị nghi là ma cà rồng, người ta luôn đóng một thanh sắt qua tim của tử thi để ghim chặt xác xuống mồ, khiến nó không thể sống dậy.

Còn theo quan niệm của những người không theo đạo, những kẻ chuyên làm điều xấu khi còn sống có thể biến thành ma cà rồng sau khi chết, nên việc đóng một thanh sắt hay gỗ qua ngực trước khi chôn sẽ khiến kẻ xấu đó không thể hồi sinh".

Ma cà rồng bị chôn đứng!?

Trước đây, các nhà sử học, khảo cổ học và văn hóa dân gian cũng đã có nhiều nghiên cứu về ma cà rồng và các phương pháp chống ma cà rồng. Theo nhà khảo cổ học Matteo Borrini thuộc trường Đại học Florence (Italy), những đợt dịch bệnh liên tiếp tấn công châu Âu từ năm 1300-1700 đã khiến người xưa tin vào chuyện ma cà rồng vì họ không thể giải thích nổi tại sao nhiều xác chết lại không phân hủy được.

Vì thế người ta càng tin vào các câu chuyện ly kỳ về ma cà rồng. Con người thời trung cổ còn tin rằng, chính những "xác chưa chết" đã làm cho bệnh dịch hạch lan tràn để ăn nốt phần sống còn lại của những cái xác cho tới khi chúng đủ sức mạnh để sống dậy.

Ông Beresford tin phần còn lại vẫn còn nằm sâu bên dưới nơi phát hiện ra bộ xương vì nhóm khảo cổ chưa thể nhấc bộ xương lên trên mặt đất. Ông nói: "Chúng tôi không biết rõ về thời trung cổ và cách chôn cất ma cà rồng thời đó ra sao. Rõ ràng, bộ xương này đã bị chôn đứng nên chúng tôi chưa thể nhấc bộ xương này lên".

John Lock, chủ tịch Hội khảo cổ học Southwell cho biết: "Chúng tôi rất khó xác định được bộ xương này có từ năm nào mà chỉ biết khoảng thời gian tồn tại của nó. Hơn nữa, chúng tôi cũng không biết phần còn lại của bộ xương có thực sự gắn liền với phần cơ thể phía trên không hay bị chôn ở một nơi khác".

Ông Lock cũng tiếc nuối bởi họ không biết tại sao bộ xương lại bị chôn theo cách khó hiểu. Ông nói: "Người xưa chắc chắn rất sợ người này và để đảm bảo xác chết không thể sống lại, họ buộc phải đóng đinh khắp cơ thể xác chết như vậy".

Tháng trước, các nhà nghiên cứu Italia đã phát hiện một hài cốt được cho là của một nữ "ma cà rồng" trong một ngôi mộ tập thể ở Venice. Điểm đặc biệt là hài cốt này được chôn cất với một viên gạch nhét giữa hai hàm rồng nhằm ngăn chặn nữ "ma cà rồng" ăn thịt các nạn nhân của một trận dịch bệnh quét qua thành phố hồi thế kỷ XVI. Còn tại Bulgaria, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hơn 100 bộ hài cốt chôn trong tình trạng bị đóng cọc vào người. Điều này đã làm tăng niềm tin vào sự tồn tại của ma cà rồng có thật chứ không phải chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

An Mai (Theo Telegraph)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.