Theo Live Science, loại gen mang tên LZTFL1 có liên quan đến việc điều chỉnh các tế bào phổi trong phản ứng với lây nhiễm. Khi phiên bản đột biến của gen này xuất hiện, các tế bào phổi dường như làm ít việc hơn để bảo vệ mình khỏi bị nhiễm vi-rút SARS-CoV-2.
Cụ thể, phiên bản gen làm tăng nguy cơ Covid-19 này có ở 60% người có tổ tiên Nam Á, 15% người có tổ tiên Châu Âu, 2,4% người có tổ tiên gốc Châu Phi và 1,8% người có tổ tiên Đông Á.
Giáo sư James Davies tại Đại học Oxford, một trong những người đứng đầu nghiên cứu mới này cho biết: “Đó là một trong những tín hiệu di truyền phổ biến hơn, vì vậy cho đến nay đây là dấu hiệu di truyền quan trọng nhất liên quan đến Covid-19”.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được một phiên bản của một loại gen làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng của một người và tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do căn bệnh này đối với những người dưới 60 tuổi.
Rủi ro cao
Theo Giáo sư Davies, không có gen đơn lẻ nào có thể giải thích mọi khía cạnh về nguy cơ của một người khi mắc Covid-19 vì còn nhiều yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng.
Các yếu tố bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tình trạng kinh tế xã hội, có thể ảnh hưởng đến cả mức độ phơi nhiễm với vi-rút mà một người phải đối mặt và chất lượng chăm sóc y tế mà họ nhận được nếu nhiễm bệnh.
Ở Ấn Độ đã trải qua thời kỳ Covid-19 tăng đột biến khiến bệnh viện quá tải. Người dân quốc gia này có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim cao, đóng một vai trò rất lớn trong tỉ lệ tử vong do Covid-19.
Khi phiên bản đột biến theo chiều hướng xấu của gen LZTFL1 dường như cũng có tác động đáng chú ý. Trong 4 nhóm tuổi 20-30 tuổi, 30-40 tuổi, 40-50 tuổi và 50-60 tuổi, một người sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc Covid-19 trong tình trạng nghiêm trọng nếu họ bước sang nhóm tuổi tiếp theo.
Việc mang phiên bản xấu của gen LZTFL1 "gần tương đương với việc bạn già đi 10 tuổi đối với nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng", theo giáo sư Davies.
Tia hy vọng cho phương pháp điều trị Covid-19
Mặc dù loại gen LZTFL1 chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng trước đây, tuy nhiên những nghiên cứu trước đó đã tiết lộ một chút về protein mà nó mã hóa, có liên quan đến một chuỗi tín hiệu và giao tiếp phức tạp xung quanh việc chữa lành vết thương. Trong bối cảnh nhiễm trùng và viêm, mức LZTFL1 thấp thúc đẩy quá trình chuyển đổi của một số tế bào phổi chuyên biệt sang trạng thái ít chuyên biệt hơn. Các mức LZTFL1 cao hơn sẽ làm chậm quá trình chuyển đổi này.
Mới đây, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra sinh thiết phổi của những người đã chết vì Covid-19 và phát hiện ra rằng phổi của họ được lót bằng những vùng rộng lớn của các tế bào chuyên biệt này. Nhưng ngược lại, quá trình này có thể là một nỗ lực của phổi để tự bảo vệ mình.
Ở những người có nhiều biểu hiện LZTFL1, quá trình bảo vệ này bị chậm lại, cho phép vi-rút tàn phá phổi hiệu quả hơn trước khi các tế bào có thể tự giáp lại ở dạng mới. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu trực tiếp hơn về tổn thương phổi Covid-19 để chứng minh điều này.
Nhóm nghiên cứu cho biết, việc phát hiện ra tầm quan trọng của LZTFL1 có thể dẫn đến nghiên cứu mới về phương pháp điều trị Covid-19. Nếu ai đó mang phiên bản xấu của gen LZTFL1 không phải là “bản án tử hình” vì nó có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh nặng chứ không chắc chắn sẽ xảy ra điều đó. Ngoài ra, các gen khác hoặc các yếu tố không di truyền cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 nặng của một người ngay cả khi họ mang gen nguy cơ.
Bên cạnh đó, gen LZTFL1 không liên quan đến hệ thống miễn dịch, những người mang phiên bản nguy cơ cao của gen này có khả năng đáp ứng với tiêm chủng vắc-xin Covid-19 như những người khác.
Nói về gen LZTFL1, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Jim Hughes của đại học Oxford khẳng định: “Chúng tôi nghĩ rằng việc tiêm phòng Covid-19 sẽ loại bỏ hoàn toàn tác động của genne LZTFL1'' .
Cách ngăn chặn Covid-19 lây lan
Giữ khoảng cách an toàn với người khác (ít nhất 1 mét), kể cả khi họ không có biểu hiện bệnh.
Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nhất là khi ở trong nhà hoặc khi không thể giữ khoảng cách.
Chọn những không gian mở, thông thoáng thay vì những không gian kín. Mở cửa sổ nếu ở trong nhà.
Thường xuyên rửa tay. Dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.
Tiêm vắc-xin khi đến lượt. Tuân thủ chỉ dẫn của địa phương về việc tiêm vắc-xin.
Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.
Ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe.
Đi khám bệnh nếu bạn bị sốt, ho và khó thở. Nhớ gọi điện trước để nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể hướng dẫn bạn đến cơ sở y tế phù hợp. Việc này giúp bảo vệ bạn và ngăn chặn sự lây lan của vi-rút cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.
Trúc Chi (t/h theo Lao Động, Tiền Phong)