Trong khi hầu hết các hành tinh quay xung quanh một hành tinh chủ, giống như trái đất xoay quanh mặt trời thì mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh không có quỹ đạo. Hành tinh PSO J318.5-22 nằm ngoài hệ mặt trời, dường như trôi tự do trong không gian.
“Chúng tôi chưa bao giờ thấy một vật thể trôi nổi như thế này”, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Michael Liu cho biết. “Nó hội tụ các đặc tính của một hành tinh trẻ được tìm thấy xung quanh các ngôi sao khác chỉ có điều nó trôi tự do. Tôi thường tự hỏi liệu nếu có vật thể đơn độc như thế này tồn tại, giờ chúng tôi biết là có.”
Các nhà thiên văn học tình cờ phát hiện ra điều kì lạ này khi sử dụng kính thiên văn Pan-STARRS 1 để tìm các ngôi sao nâu lùn. Sau đó họ đã tiến hành nghiên cứu với nhiều loại kinh thiên văn khác nhau để biết thêm về hành tinh này.
PSO J318.5-22 cách trái đất khoảng 80 năm ánh sáng, có khối lượng lớn gấp 6 lần sao Mộc và tuổi thọ ước tính là 12 triệu năm. Nó thuộc tập hợp những ngôi sao trẻ được gọi là Beta Pictoris. Hành tinh này rất lạnh và mờ, nó mờ hơn sao Kim 100 tỷ lần trong ánh sáng quang học. Hầu hết các năng lượng của nó đặc phát ra từ các bước sóng hồng ngoại.
Bởi vì hành tinh trôi tự do này có những đặc tính giống với những khối khí khổng lồ như sao Mộc, ông Liu hi vọng rằng việc nghiên cứu các ngôi sao trẻ như vậy sẽ mang lại cái nhìn sâu hơn về hoạt động bên trong của những thiên thể khác thường khác. “Tôi lạc quan rằng chúng tôi sẽ tìm thấy nhiều hành tinh như thế này trong những năm tới”, ông Liu nói.
Quỳnh Lê (Tổng hợp)