Các nhà thiên văn học quốc tế đang bối rối khi khám phá ra một hành tinh khổng lồ quay quanh một ngôi sao nhỏ bé.
Chúng nằm cách Trái đất của chúng ta với 600 năm ánh sáng, hành tinh này có tên NGTS-1B có kích thước tương đương sao Mộc. Tuy nhiên, ngôi sao lùn mà nó quay xung quanh chỉ có khối lượng bằng một nửa Mặt trời của chúng ta.
Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng các ngôi sao lùn chỉ có thể tạo ra những hành tinh đá cỡ nhỏ chứ không phải là các sao khí khổng lồ. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu hành tinh DLR đã phải gãi đầu về điều này: “Theo lý thuyết, nó là không thể”.
Các lý thuyết hiện hành cho rằng, những hành tinh khổng lồ không tồn tại xung quanh những ngôi sao nhỏ như vậy. Đây là hành tinh ngoại lai đầu tiên chúng ta tìm thấy trong cơ sở NGTS mới, và nó thử thách sự hiểu biết về việc các hành tinh được hình thành như thế nào.
Ngôi sao của nó là một sao lùn M, loại nhỏ. Đây là loại sao phổ biến nhất trên bầu trời. Những sao lùn đỏ đốt nhiên liệu của chúng chậm hơn nhiều so với những ngôi sao khác (giống như mặt trời). Vì vậy, chúng có thể có tuổi thọ suốt hàng tỷ tỷ năm. Theo công trình mới, đây là lần thứ ba, một hành tinh khí được nhìn thấy đang quay xung quanh sao M-lùn, nhưng NGTS-1b là hành tinh lớn nhất.
NGTS-1b rất khó tìm ra mặc dù nó có kích thước khổng lồ bởi vì ngôi sao mẹ của nó nhỏ và yếu. Các ngôi sao nhỏ rất phổ biến trong vũ trụ, vì vậy có thể có rất nhiều hành tinh khổng lồ tương tự đang chờ đợi đế được tìm thấy.
Ngôi sao “quái vật” khổng lồ này được phát hiện nhờ 12 kính thiên văn vũ trụ ở đài quan sát Paranal ở miền bắc Chi Lê.
Điều thú vị nữa là NGTS-1b đang quay quanh sao chủ của nó ở một khoảng cách rất gần, khoảng 3% khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời. Vì vậy, một quỹ đạo đầy đủ của nó tương đương với 2,6 ngày ở Trái đất (một năm của nó sẽ chỉ bằng 2,6 ngày ở Trái đất).
Đ.Huệ (Theo Mirror, Space)