Sau khi phân tích hóa thạch răng hàm của loài thú mỏ vịt được tìm thấy ở tây bắc Queensland, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học New South Wales xác định đây là phần hóa thạch có niên đại từ 5 đến 15 triệu năm tuổi, của một loài thú mỏ vịt khổng lồ.
Phân tích hóa thạch răng hàm của loài thú mỏ vịt cho biết đây là loài thú mỏ vịt có kích thước lớn nhất từng được biết đến. Ảnh: Peter Schouten.
Theo LiveScience, loài thú mỏ vịt này có tên gọi là Obdurodon tharalkooschild, có chiều dài khoảng 1 m, lớp hơn gấp hai lần so với kích thước của một con thú mỏ vịt ngày nay và lớn hơn cả so với loài thú mỏ vịt lớn nhất từng được biết đến là Obdurdon dicksoni.
Nghiên cứu cấu trúc hóa thạch răng cho thấy loài thù mỏ vịt không chỉ ăn những con côn trùng nhỏ, tôm càng như thú mỏ vịt ngày nay, mà còn ăn những con vật có xương sống nhỏ khác như cá và động vật lưỡng cư, thậm chí cả rùa.
Các nhà khoa học cho rằng việc phát hiện hóa thạch thú mỏ vịt Obdurodon tharalkooschild cho thấy sự việc nghiên cứu thú mỏ vịt phức tạp hơn so với những gì mà họ từng nghĩ.
Thú mỏ vịt à một loài thú đơn huyệt, thuộc một nhánh rất cổ trong cây họ nhà thú, thường sống ở các hang ở miền đông Australia, tìm kiếm thức ăn dọc theo các sông suối.
Theo Vnexpress