Câu chuyện xảy ra vào năm 2018 với ông Hans-Andre Tooren (khi đó 52 tuổi) và vợ là bà Beate (47 tuổi), sinh sống tại Altenberg, khu vực thuộc miền đông nước Đức.
Họ lấy nhau và xây nhà đã lâu nhưng mấy chục năm trôi qua, ông bà Tooren không hề biết ngay tại phần đất mà gia đình sở hữu có chứa “kho báu” khổng lồ. Mãi đến năm 2018, khi vô tình phát hiện ra nằm ngay tại ngôi nhà của họ là một mỏ khoáng vật khổng lồ chứa lithium (loại khoáng sản quý hiếm, có giá trị công nghiệp cao) trị giá tới 5 tỷ bảng Anh (hơn 140 nghìn tỷ đồng thời điểm đó) cả hai đều hết sức ngạc nhiên.
“Chúng tôi xây nhà từ năm 1998. Lúc đó, đã có rất nhiều đồn đoán về những đường hầm khai thác khoáng sản tồn tại từ thời Trung Cổ. Nhưng vợ chồng tôi chẳng bao giờ nghĩ có một mỏ quặng nào ở quanh đây chứ chưa nói đến là ngay tại phần đất nhà mình", ông Tooren nói.
Nhiều người cho rằng với phát hiện giá trị này cặp vợ chồng sẽ trở thành tỷ phú, tuy nhiên luật khai thác khoáng sản của Đức quy định “chủ sở hữu đất đai sẽ không được phép sử dụng nguồn khoáng sản có trong đất của họ, nguồn khoáng sản này được quản lý bởi Nhà nước". Điều này đồng nghĩa hai ông bà sẽ không nhận được bất cứ khoản tiền nào.
Dù vậy gia đình ông Hans và bà Andre không lấy làm buồn. "Thành phố Altenberg của chúng tôi sẽ nhận được nhiều lợi ích to lớn từ hoạt động khai thác mỏ. Sẽ có nhiều nguồn thu hơn cho các hoạt động công ích như xây dựng trường học, điện, đường, trường trạm", ông Tooren trả lời truyền thông.
Kể từ khi phát hiện ra Zinnwald, một thị trấn nhỏ của Altenberg, thì đó cũng là lúc bắt đầu cuộc đua của các nhà khai thác khoáng sản và các nhà địa chất. Tuy nhiên các hoạt động khai thác mỏ sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của người dân. Tất nhiên, giống như ông bà Tooran, nhiều hộ dân khác trong thị trấn Zinnwald cũng không được hưởng bất cứ lợi ích gì.
Minh Hoa (t/h)