Mới đây, các nhà khoa học đã vô tình tìm thấy một ngôi mộ có niên đại hơn 5.000 năm. Tuy nhiên, điều bên trong ngôi mộ khiến tất cả các nhà sinh vật học phải đặt cảnh báo đỏ cho cuộc khai quật - sự xuất hiện của hàng ngàn sinh vật "lúc nhúc" trong răng của một cô gái.
Nói cách khác, họ đã tìm thấy DNA của loài vi khuẩn thuộc hàng nguy hiểm nhất mọi thời đại - "quái vật" Yersinia pestis, chủng virus gây ra bệnh dịch hạch cổ xưa nhất và xuất hiện vào khoảng 5.700 năm trước.
Thời kỳ đó, lịch sử con người ghi nhận sự sụp đổ bí ẩn của nhiều khu định cư đồ đá mới ở châu Âu, với những cái chết hàng loạt.
Tiến sĩ Simon Rasmussen, nhà di truyền học tiến hóa từ Đại học Kỹ thuật Đan Mạch cho hay: "Hài cốt là của một cô gái Thụy Điển, ngoài 20 tuổi, những gì còn sót lại trong bộ răng của cô cho thấy cô là nạn nhân của bệnh dịch hạch, điều đáng lo ngại, đây là một chủng chưa từng biết của vi khuẩn đáng sợ này".
Cách đây 5.400 năm, các khu định cư với quy mô từ 10.000-20.000 người đã xuất hiện ở châu Âu cổ đại.
Các tuyến thương mại phát triển, căn bệnh dịch hạch theo vòng quay của bánh xe lăn đến mọi nơi và gieo rắc ở đó sự chết chóc.
"Cái chết Đen" từng gây nên một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người và giết chết vài chục triệu người thời trung cổ.
Đúng như tên gọi, Cái Chết Đen được đặt tên như vậy vì triệu chứng đáng sợ của nó.
Vi khuẩn gây bệnh được phát tán qua bọ chét trên chuột và động vật gặm nhấm rồi sau đó lan thành dịch bệnh ở người. Một triệu chứng đặc trưng là người bệnh xuất hiện các vết đốm đen trên da.
Một khi đã mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ lên cơn sốt cao và mê sảng. Bệnh nhân không có một tia hi vọng cứu chữa nào, chắc chắn sẽ chết trong đau đớn.
Hầu hết người bệnh đều chết trong vòng 48h sau khi phơi nhiễm. Nhưng có một số ít người có sức đề kháng với căn bệnh và đã sống sót. Cho đến nay điều này vẫn còn là một ẩn số.
Nguyên Anh (Nguồn Nature Geographic)