Phát minh ra bút phát hiện bệnh ung thư chỉ mất 10 giây

Phát minh ra bút phát hiện bệnh ung thư chỉ mất 10 giây

Đỗ Thị Huệ

Đỗ Thị Huệ

Thứ 4, 13/09/2017 13:45

Chỉ với một giọt dung dịch được nhỏ ra từ bút MasSpec, chỉ trong 10 giây, bác sỹ đã có thể xác định được mô tế bào là lành tính hay ác tính.

Công nghệ - Phát minh ra bút phát hiện bệnh ung thư chỉ mất 10 giây

 

Theo News.Utexas.edu, một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư tại đại học Texas ở Austin đã phát minh ra một công cụ giúp xác định nhanh chóng và chính xác các mô ung thư chỉ sau 10 giây, nhanh gấp 150 lần so với công nghệ hiện tại.

Thiết bị có hình dạng một chiếc bút và được gọi là MasSpec. Thiết bị này cho phép bác sỹ giải phẫu chuẩn đoán chính xác thông tin về mô để cắt hoặc bảo quản, giúp cải thiện điều trị và giảm nguy cơ tái phát ung thư.

Bút MasSpec dùng để phát hiện ung thư trong 10 giây.

Hiện nay, phương pháp hiện đại nhất để chuẩn đoán ưng thư và xác định ranh giới giữa ung thư và mô bình thường trong quá trình phẫu thuật được gọi là phân tích đông lạnh. Phương pháp này đôi khi sẽ dẫn đến những kết quả không chính xác. Mỗi mẫu có thể mất 30 phút hoặc hơn để đưa ra một kết quả cụ thể. Riêng đối với một số loại ung thư, việc làm này còn khó khăn hơn, không những thế lại còn có thể mang đến sai số từ 10 đến 20%. Thậm chí việc phân định ranh giới giữa tế bào ung thư và tế bào lành tính cũng khá mong manh. Nếu không loại bỏ hết tế bào ung thư lẫn việc diệt quá nhiều tế bào khỏe mạnh cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị của người bệnh.

Hoạt động của thiết bị này được thực hiện khá đơn giản, chỉ cần bác sỹ chạm bút vào khối u mà họ cần xác định là u lành tính hay u ác tính. Một giọt dung dịch sẽ nhỏ ra từ bút. Các hóa chất bên trong tế bào sống sẽ tự di chuyển vào giọt này, sau đó bút sẽ hút lại giọt dung dịch và tiến hành phân tích để nói lên mô tế bào là lành tính hay ác tính. Toàn bộ quá trình này sẽ mất khoảng 10 giây.

Trong các xét nghiệm các mô được lấy ra khỏi 253 bệnh nhân ung thư ở người, bút MasSpec chỉ mất khoảng 10 giây để cho kết quả chính xác hơn 96%. Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm công nghệ mới này trong các cuộc phẫu thuật ung thư vào 2018.

 Đỗ Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.