Theo những người La Ha, sống dọc dòng Nậm Mu ở Lai Châu truyền miệng với nhau rằng, ngày xưa, người La Ha có một quyển sách xem ngày tháng nhưng bị một con trâu vô tình ăn mất.
Thầy mo Hoàng Văn Păn, bản Sài Lương, dùng 30 chiếc thẻ để xem ngày tốt xấu. Ông cũng là người La Ha duy nhất gần đây còn lưu giữ bộ lịch sườn trâu là báu vật truyền đời của cả dân tộc La Ha
Từ đó, công việc và cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn do không còn biết phân biệt ngày tốt, xấu. Người La Ha liền mổ con trâu kia để lấy lại quyển sách, nhưng không thấy nên đã quyết định lấy chiếc xương sườn của nó để khắc lịch.
Truớc khi tới bản Sài Luơng, bản xa nhất của nguời La Ha tại Tà Mít, chúng tôi đã dừng chân tại bản Pắc Muôn, để tìm bộ lịch sừng trâu của ông Ông Hoàng Văn Ín, bản Pắc Muôn, nhưng rất tiếc bộ lịch cũng được nguời ông nội của ông truớc khi chết chưa kịp truyền lại.
Ông Ín tiếc nuối: “Vì lịch rất quí, người ta bí mật cách xem nên ngày nay gần như thất truyền. Ông nội tôi cũng có 1 quyển lịch. Lúc còn khỏe ông không dạy bố tôi, khi ốm không kịp dạy nữa, nên ông đã đem theo xuống mộ rồi. Nay lịch này chỉ còn một chiếc ở Sài Lương, các bản khác người ta chủ yếu xem ngày bằng sách hoặc bấm độn như người Thái”.
Đến ngay trưởng bản Sài Lương, ông Hoàng Văn Bun cũng không nhớ nổi cách tích kỳ lạ của tổ tiên mình
Chúng tôi tiếp tục vuợt gần 10 cây số đuờng rừng, vào bản Sài Lương, nơi còn bộ lịch cuối cùng và cũng còn sót lại nguời nguời biết xem lịch cuối cùng trong bản. Theo các già làng nguời La Ha, nguời xem đuợc bộ lịch sừng trâu xưa nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, ngay cả những nguời ở bản Sài Lương từ khi sinh ra cho tới bây giờ như trưởng bản Sài Lương, Hoàng Văn Bun, cũng chỉ mới nghe thấy nó, chứ cũng chưa tận mắt thấy bao giờ…
Chúng tôi tìm gặp vị “pháp sư” Hoàng Văn Păn. Dáng người cao bệ vệ, khuôn mặt khắc khổ, bàn tay đen sạm nhưng rắn chắc, hai vai nhô cao quá khổ, cả người ông như con hổ của núi rừng… Người ở bản Sài Luơng kể chuyện rằng: Năm ngoái vào tháng 6, hổ về ăn mất một con trâu của bản, chính ông đã tập hợp thanh niên trai tráng trong bản đi đuổi con hổ về rừng.
Biết chúng tôi đến tìm mình chỉ vì bộ lịch, lâu nay ở bản này, ai vào bản đi điền dã hay sưu tầm thì người ta chỉ tới ông. Vừa nhìn mặt khách, ông bảo: “Tao bán cho “cán bộ” tỉnh Lai Châu rồi. 1,2 triệu đồng bộ lịch… Dạy mãi mà mấy đứa con có học được đâu, rồi chết đi nữa thì không có người dùng, người biết xem nên đưa cho cán bộ cầm về nghiên cứu thêm”.
Ông Hoàng Văn Sen, người từng đặt chân đầu tiên dựng nhà định canh tại Sài Lương. Với ông thì kí ức về những lễ hội trong thời du canh du cư không bao giờ tắt như bếp lửa nhà sàn trong đêm
Theo ông Păn, bộ lịch sườn trâu này cũng đã gắn bó với ông hơn 50 năm trời, kể cả đi làm nương xa hay đi uống rượu bản khác thì ông vẫn mang theo người. Lịch sườn trâu biến mất trong cộng đồng người La Ha mới chỉ chưa đầy nửa năm và hiện tại không rõ nó đang nằm ở đâu?
Nhờ loại lịch này, họ có thể tính được ngày tốt, xấu và đặc biệt là biết được sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh công việc cho phù hợp. Bộ lịch thực ra là chiếc xương sườn con trâu, chiều dài 30 phân, rộng 2 phân, cong theo hình chiếc lá, trên lịch ghi những kí hiệu cụ thể để đoán định ngày xấu tốt, ngày cưới hỏi, làm nhà…
Hiện giờ tuy không còn lịch sườn trâu, nhưng ông Păn vẫn nhớ từng đốt khắc trên bộ lịch, cả bộ lịch có mười đốt, mỗi đốt 3 vạch tương ứng với 30 ngày trong tháng. Theo ông Păn, ngày tốt trên bộ lịch ghi là ngày con Rồng, Con Giáp, vào ngày này có thể gieo lúa, làm nhà cưới vợ.
Ngoài bộ lịch sườn trâu, thầy cúng Hoàng Văn Păn còn có bộ thẻ bói 30 chiếc, hiện giờ đa số người dân La Ha ở Tà Mít vẫn tin có ma bệnh, nên ngoài đi chữa bệnh viện, dân bản vẫn cúng bệnh. Ở những bản quá xa như Sài Lương này, người dân bị bệnh chỉ biết nhờ tới thầy cúng làm lễ “đuổi con ma” cho nó đỡ nhập vào mình. Theo ông Păn, những năm gần đây, ông vẫn được dân bản tới cúng đuổi ma mỗi khi người trong và ngoài bản mắc bệnh.
Sa Hà