Phí “bôi trơn” đẩy doanh nghiệp vi phạm pháp luật?

Phí “bôi trơn” đẩy doanh nghiệp vi phạm pháp luật?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 3, 05/09/2017 06:28

“Hoa hồng”, “tiền lót tay”… là những loại chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải chi ra để “bôi trơn” cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Sau khi vụ VN Pharma, Oceanbank được đưa ra xét xử, nhiều chuyên gia cho rằng, không riêng ngành ngân hàng, dược mà rất nhiều lĩnh vực khác, ngay cả doanh nghiệp tư nhân cũng phải sống chung với chi phí không chính thức (chi phí ngầm, bôi trơn, khoản lót tay...).

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, GS.TS. Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) nhận định: “Nhiều người cho rằng, hiện nay để được việc, để nhanh, hiệu quả, kết thúc sớm không thể không có “hoa hồng” bôi trơn. Nó thành lệ ngầm, cơ chế xấu trong đời sống xã hội, kinh tế. Nó không chính thức, không được ghi vào bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào nhưng lại là thứ được thực hành rộng rãi”.

Cũng theo quan điểm của GS.TS. Đặng Đình Đào, “hoa hồng” nguy hiểm ở chỗ nó làm méo mó chính sách, thay đổi cục diện đấu thầu. Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng và y tế thì nguy hiểm hơn nữa. Chuyện “hoa hồng” với số tiền lớn là hàng tỷ cho đến “bôi trơn” trong hoạt động dịch vụ công với vài trăm nghìn đồng đều không lạ ở Việt Nam.

Xã hội - Phí “bôi trơn” đẩy  doanh nghiệp vi phạm pháp luật?

"Phí bôi trơn" đang trở thành vấn nạn, bóp méo hoạt động của doanh nghiệp (Ảnh minh họa).

 Bàn về nguyên nhân để “hoa hồng” nở rộ ở Việt Nam, GS. Đào cho rằng: Thực tế này, nó xuất phát từ ngay các chính sách của chúng ta. Đầu tiên là thói quen thanh toán tiền mặt. Tiếp đó là các chính sách có kẽ hở, không minh bạch được các hoạt động, giao dịch. Để giải quyết được vấn nạn “hoa hồng”, tôi nghĩ rằng không thể ngày một ngày hai mà xóa được".

Đồng tình với quan điểm của GS.Đào, một chuyên gia kinh tế phân tích thêm: “Vấn đề phí “bôi trơn” tăng trong khi môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện, hệ thống văn bản cấp phép được rút ngắn, hệ thống chính sách được điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cho thấy một nghịch lý và bất cập trong thực thi chính sách pháp luật. Phí “bôi trơn” là vấn đề lớn, nhức nhối, làm cho doanh nghiệp dễ vi phạm pháp luật bởi doanh nghiệp làm đúng hay làm sai vẫn phải có phí “bôi trơn”.

Thực tế cho thấy, chi phí không chính thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam khá lớn, ngành nào cũng cạnh tranh bằng “hoa hồng”. Theo khảo sát của VCCI, có thời điểm chi phí không chính thức chiếm 10-12% doanh thu của doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã nhận diện được vấn đề và kiên quyết giảm chi phí không chính thức của doanh nghiệp, có như vậy mới lấy lại uy tín cho doanh nghiệp và tạo niềm tin cho người dân”.

Trước vấn nạn “bôi trơn”, “hoa hồng”, GS.Đặng Đình Đào kiến nghị: “Cơ quan quản lý Nhà nước phải rà soát lại các văn bản, chính sách. Một điểm quan trọng là vấn đề con người. Con người liên quan đến thu nhập, đời sống.

Thực tế, ở một số địa phương có mức độ minh bạch dịch vụ công cao thì hàng loạt cán bộ công chức, viên chức xin nghỉ. Lương vài triệu mà ngồi 8 tiếng/ngày làm khối lượng công việc lớn, căng thẳng sẽ không ai làm. Những người thực sống bằng lương cuộc sống rất khổ. Bởi thu nhập đó không đảm bảo mức sống bình thường, cho con đi học, tiền thuê nhà... từ đó sinh ra cần “bôi trơn” để nhanh việc”.  

Thơm Lan

 

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.