Sau những ngày làm việc vất vả nơi Hà thành ồn ào, cô con dâu lại hăm hở về quê để sắm Tết cho gia đình hai bên nội ngoại. Nhưng vừa về tới nhà, nghe lời đề nghị đi bán củi kiếm tiền tiêu Tết của mẹ chồng, tôi hết sức choáng váng.
Tôi năm nay 30 tuổi, quê Hà Tĩnh, là kế toán trưởng tại một công ty điện tử tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi may mắn được tuyển dụng vào làm kế toán tại một công ty điện tử uy tín tại Hà Nội. Nhờ chăm chỉ làm việc, không ngừng học hỏi trong công việc, chỉ sau 3 năm, tôi được cân nhắc lên vị trí kế toán trưởng, với thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Vì năm nay công ty đạt mức doanh thu tốt, nên nhân viên cũng được tăng thu nhập, thưởng Tết tăng nhiều hơn so với năm ngoái. Để có thời gian nhiều hơn bên gia đình nội ngoại, tôi vội làm đơn xin nghỉ phép thêm 4 ngày để chuẩn bị Tết chu đáo hơn. Khi tôi lên tàu về quê, các đồng nghiệp vẫn làm việc tại công ty và chắc chắn, cuối năm sẽ được thưởng thêm một khoản riêng cho những nhân viên làm việc đến ngày nghỉ cuối cùng.
Vẫn biết, với mức thưởng thêm của công ty cho nhân viên ngày cuối năm theo theo thông lệ công ty là ít nhất 200 USD ( gần 4.6 triệu đồng). Thế nhưng tôi vẫn về với gia đình để được thoải mái.
Vừa về nhà, tôi vừa xách hành lý vào, ngồi uống nước xong, thì được mẹ chồng đề nghị, sáng mai tôi lấy xe máy chở củi lên chợ bán để có thêm tiền tiêu Tết. Tôi cực choáng với đề nghị này.
Bởi năm nào Tết đến, tôi cũng chuẩn bị cực chu đáo cho gia đình chồng. Điều đáng nói, tôi và mẹ chồng rất vui vẻ và thoái mái bên nhau trong những năm về làm dâu. Đến nay, vợ chồng tôi đã cưới nhau được 5 năm. Đặc biệt, những khoản thưởng Tết hậu hĩnh, tôi cũng đều khoe với mẹ chồng, chi cho khoản gì tôi sẵn sàng chia sẻ cho mẹ biết.
Ấy thế mà, với việc đề nghị bán củi kiếm tiền tiêu Tết của mẹ, mặt tôi biến sắc. Anh chồng hiểu chuyện, liền bảo tôi vào phòng nói chuyện.
Thực ra, gia đình chồng tôi ở quê khá giả, hai ông bà là cán bộ nhà nước về hưu. Tôi cũng từ nhỏ chỉ biết học hành, chưa bán buôn bao giờ, hơn nữa, chưa hề làm việc nặng, chở từng xe củi đi bán.
Tôi và chồng vô tình có cuộc tranh cãi nảy lửa, tôi cho rằng, với lời đề nghị này, có chăng, mẹ chồng tôi xem thường tôi nên mới đề nghị như thế. Lỡ bạn bè tôi gặp lại hỏi thăm thì nói gì đây?
Sau khi giải thích, anh chồng cho rằng, tôi phụ nữ nên có lẽ không phù hợp với việc đó, và bố chồng đã lên tiếng để bố đi bán thay.
Theo lời bố chồng, không phải vì bố mẹ xem thường con dâu, nhưng vì thương con, muốn các con có thêm khoản tiền tiết kiệm để dành sau Tết ra thành phố tiêu xài cho thoải mái nên mới đề nghị như thế.
Nghe lời giải thích có tình có lý của bố chồng, tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề, tôi lại thấy thương bố mẹ nhiều hơn. Bỏ qua sự hiếu thắng nhất thời, tôi lại ngẫm nghĩ lại cách chi tiêu ngày Tết.
Tôi tự nhủ sẽ chi tiêu hợp lý, không phung phí như những Tết năm trước, để rồi có khi thâm hụt các khoản sau Tết.
Mẹ chồng nàng dâu, vốn dĩ rất nhiễu mâu thuẫn, chỉ cần một lời đề nghị khiếm nhã, chưa giải thích đầu đuôi, sẽ khiến mâu thuẫn lên cao, tình cảm dễ bị đẩy ra ca hơn.
Có chăng trong chuyện này, nếu đề nghị trong ngữ cảnh nói chuyện tình cảm, giải thích rõ ràng, không gây sốc thì tôi đã không nổi khùng lên như thế với chồng, với mình.
Tôi đã trăn trở suốt đêm cuối năm, rằng có khi nào mình lại bị nhà chồng xem thường đến mức đó, rằng, tự nhủ năm sau không về Tết sớm.
Nhờ có bố chồng tâm lý, giải thích thấu tình đạt lý, tôi hiểu đằng sau đề nghị đó là cả một tình thương bao la, sợ con dâu thiếu tiền tiêu xài sau Tết. Hiểu được vấn đề, lòng tôi lại nhẹ nhõm, tất bật chuẩn bị đón năm mới vui vẻ hơn, yêu thương gia đình nhiều hơn. Và, chắc chắn, năm sau nếu được đề nghị lại, tôi hoàn toàn nhất trí để ăn Tết vẹn toàn hơn.
Thanh Mai