Tại đất nước Trung Mỹ này, các ông chồng thường mang vợ ra chợ để... bán lấy tiền hoặc đổi lấy các đồ vật họ cần. Phiên chợ đặc biệt này diễn ra 3 tháng/lần sua khi có sự can thiệp của chính phủ, trước đây, chợ họp hằng ngày. Thay vì các hàng hóa như thực phẩm, đồ dùng, khu chợ này chỉ bán độc nhất một "món hàng" - đó là những người phụ nữ.
Đàn ông Honduras coi việc thay vợ là lẽ thường tình từ bao đời nay nên hễ người vợ làm trái ý họ, hoặc họ đã chán thì chắc chắn người vợ sẽ được mang tới phiên chợ bán. Chính vì thế mà nhiều người phụ nữ luôn sống trong trạng thái nơm nớp lo sợ mình bị bán đi lúc nào không biết.
Thậm chí, khi người vợ đang mang bầu thì người chồng vẫn sẵn sàng bán cho những ai trả giá cao. Bởi theo họ, lúc này, người vợ luôn có giá trị cao hơn, nhất là đối với những ông chồng đang cần một đứa con.
Hai người đàn ông một bộ tộc ở Honduras
Hầu như không có người đàn ông nào ở ngôi làng này là chưa từng đổi vợ. Họ đổi nhiều đến nỗi nhiều người con lớn lên không biết mẹ đẻ của mình là ai, và anh chị em trong nhà cùng cha khác mẹ rất nhiều.
Tuy nhiên, trước khi mang vợ đi bán, người chồng phải tiến hành thủ tục ly hôn và phân chia tài sản gia đình. Người phụ nữ được mang tài sản này khi đến với người chồng mới.
Song, không phải người vợ nào cũng tỏ ra u buồn, đau khổ khi bị đem bán. Theo lời một du khách, có những vẫn người cảm thấy thích thú khi bị chồng mang ra chợ trao đổi. "Có khi gia đình mới lại là nơi khá giả, sung sướng hơn cả nơi ở cũ. Có những người chồng rất tốt, họ chăm sóc tôi cẩn thận, còn cho tôi được ăn mặc đẹp nữa" - một người vợ nói.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tập tục bán vợ này bắt nguồn từ người Maya cổ đại (người dân Honduras hiện nay chủ yếu là hậu duệ người Mestizo và người Chorti - hậu duệ người Maya). Khi đó, người phụ nữ bị coi là món hàng có giá trị nên đàn ông thường mang ra chợ để trao đổi lấy vật dụng cần thiết như đồ ăn, dụng cụ săn bắt hay đổi lấy gia súc.
Ngày nay, chính phủ Honduras đã ban hành lệnh chỉ được trao đổi vợ ở chợ theo định kỳ 3 tháng/1 lần chứ không được thường xuyên như trước đây nữa. Dẫu vậy, người phụ nữ vẫn chưa thực sự được bình đẳng.
Theo Đất Việt