Phiên tòa "chuyến bay giải cứu": Bị cáo khóc khi nói lời sau cùng

Phiên tòa "chuyến bay giải cứu": Bị cáo khóc khi nói lời sau cùng

Đặng Ngọc Thuỷ

Đặng Ngọc Thuỷ

Thứ 3, 26/12/2023 19:59

Khi được nói lời sau cùng, các bị cáo vụ "chuyến bay giải cứu" đều bày tỏ ăn năn, hối hận, mong được giảm nhẹ hình phạt, đồng thời nhiều bị cáo khóc trước toà.

Nhiều bị cáo khóc trước toà

Chiều ngày 26/2, sau phần bào chữa và tranh tụng, HĐXX xét xử "chuyến bay giải cứu" cho các bị cáo nói lời sau cùng.

Bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) cho hay, qua các phiên xét xử, bản thân ý thức và nhận thức sâu sắc hơn những sai lầm của bản thân. Qua đây bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến Đảng, Nhà nước và nhân dân.

“Dù không cố ý nhưng hành vi của bản thân đã làm ảnh hướng đến uy tín của cơ quan, gia đình. Bị cáo mong HĐXX xem xét bản thân bị cáo cả đời tận tuỵ góp sức vào công tác đối ngoại mà có có phán quyết khoan hồng”, bị cáo xúc động rơi nước mắt nói.

Hồ sơ điều tra - Phiên tòa 'chuyến bay giải cứu': Bị cáo khóc khi nói lời sau cùng

Bị cáo Tô Anh Dũng. 

Hoàng Văn Hưng (cựu trưởng phòng an ninh điều tra, Bộ Công an) cho biết, thời điểm này với tất cả những gì diễn ra, bị cáo đã nhận thức sâu sắc việc làm sai lầm của mình. Làm mất đi sư tin tưởng của người thân, gia đình.

Bị cáo gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, người thân và mong HĐXX có sự “ giàu lòng nhân ái” để bị cáo có thể trở lại cộng đồng, làm người có ích.

Bị cáo Phạm Trung Kiên cho hay, bản thân không vượt qua được cám dỗ của đồng tiền. Bản thân không sách nhiễu, gây khó khăn, làm chậm thời gian cấp phép các chuyến bay, do vậy, mong HĐXX xem xét.

Bị cáo cũng gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, cơ quan và những người dân bị ảnh hưởng và người thân vì phụ sự tin tưởng của mọi người.

Tương tự, các bị cáo cũng đều bày tỏ sự ăn năn, hối hận, sau khi gửi lời xin lỗi đến Đảng, Nhà nước, nhân dân, gia đình…cũng đều long nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

Khai báo thành khẩn chứ chưa phải có công 

Cũng tại phiên tòa, nhiều luật sư bào chữa đưa quan điểm giảm nhẹ tội do các bị cáo có công phối hợp trong công tác điều tra, tố giác tội phạm. Nhưng VKS cho rằng, có công trong công tác phá án phải là trường hợp, vụ án nếu không có sự giúp sức của bị cáo thì không thể hoàn thành được vụ án.

Trong vụ án chỉ là thành khẩn khai báo, chưa thể gọi là có công. Trong khi đó, một số hợp sau khi đưa tiền cho môi giới hối lộ mà không thực hiện được mới làm đơn tố giác. 

Trong đó, vào sáng cùng ngày, đại diện VKS cấp cao đề nghị y án chung thân đối với Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế). Luật sư bào chữa cho rằng, cần xém xét các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo để thay đổi mức án trên. 

Theo đó, Phạm Trung Kiên và gia đình đã khắc phục xong toàn bộ số tiền nhận hối lộ, số tiền phạt bổ sung và án phí hình sự sơ thẩm. Bên cạnh đó, bị cáo còn nộp thêm một số hồ sơ, chứng cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt, như bố vợ bị cáo là thương binh, bố mẹ hai bên đều tuổi cao sức yếu, bị cáo có nhiều thành tích trong công tác, tích cực tham gia các công việc thiện nguyện...

Hồ sơ điều tra - Phiên tòa 'chuyến bay giải cứu': Bị cáo khóc khi nói lời sau cùng (Hình 2).

Phạm Trung Kiên được dẫn giải tới toà phúc thẩm. 

Do đó, luật sư đề nghị VKS xém xét đề nghị các tình tiết giảm nhẹ cho Kiên để thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

Chiều cùng ngày, sau khi lắng nghe hết các y kiến bào chữa, đại diện VKS cho rằng, mức án tù chung thân áp dụng với Kiên là phù hợp. Nhận định này căn cứ vào hành vi, tính chất phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo.

“Chúng tôi nhận thấy hành vi phạm tội của Phạm Trung Kiên đặc biệt nguy hiểm, có hành vi vòi vĩnh, ép buộc đối với doanh nghiệp, số tiền bị cáo nhận hối lộ đặc biệt lớn, phạm tội nhiều lần. Do đó, không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo”, đại diện VSK đánh giá.

Theo vị đại diện, hành vi của Kiên tương tự tình tiết tăng nặng của Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng điều tra Bộ Công an) đó là vòi vĩnh trục lợi. Hưng dù bị chuyển công tác, không còn chức năng nhiệm vụ trong vụ án nhưng vẫn lợi dụng chức vụ của bản thân, nắm bắt vụ án để või vĩnh trục lợi.

Theo cáo trạng, thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, Phạm Trung Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trình Thứ trưởng Bộ Y tế duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền 50-200 triệu đồng/chuyến bay hoặc từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/khách đối với chuyến bay combo; từ 7 triệu đồng đến 15 triệu đồng/khách lẻ.

Từ tháng 2/2021 đến tháng 12/2021, ông Phạm Trung Kiên nhận hối lộ 253 lần của 18 cá nhân và 62 đoàn khách lẻ khác, tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng.

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.