Phim hình sự Việt 'chết mòn' vì thiếu 'món ngon'

Phim hình sự Việt 'chết mòn' vì thiếu 'món ngon'

Lại Duy Cường

Lại Duy Cường

Thứ 2, 24/10/2016 13:11

Phim hình sự Việt gần như càng làm càng dở tệ. Số lượng phim càng nhiều càng tỷ lệ thuận với những hạt sạn "khó nuốt".

Từ khi ra mắt năm 1997, đề tài phim hình sự đã từng tạo được ấn tượng mạnh mẽ với khán giả và tạo được thương hiệu riêng của hãng phim truyền hình Việt Nam (VFC). Từ đó đến nay, hàng loạt seri phim cũng đã được bấm máy và công chiếu, thế nhưng thay vì tạo dấu ấn khán giả, thể loại phim hình sự ngày càng làm cho khán giả thất vọng

Sau gần 20 năm kể từ khi lên sóng, có thể thấy phim hình sự là đề tài luôn có sự hấp dẫn khán giả. Những bộ phim như Chạy án, Ngôi biệt thự màu tro lạnh, Cổ cồn trắng, Bí mật tam giác vàng, Bản di chúc bí ẩn, Câu hỏi số 5… đã tạo được ấn tượng với khán giả khi phần nào đã tạo dựng được công việc đặc thù của các cán bộ chiến sĩ công an nói chung và chiến sĩ cảnh sát hình sự nói riêng.

Phim ảnh - Phim hình sự Việt 'chết mòn' vì thiếu 'món ngon'

 Phim hình sự là đề tài luôn có sự hấp dẫn khán giả nhưng không dễ làm.

Tính ra gần 20 năm kể từ bộ phim đầu tiên Ngược dòng cái chết được phát sóng đến nay khán giả thưởng thức đến 36 seri với hàng trăm tập phim qua tất cả các năm được đài truyền hình Việt Nam sản xuất (trừ năm 2001 và 2014). Đủ các thể tài từ hình sự, kinh tế đến ma túy, điều tra phá án đến nội dung các vụ án gây chấn động xã hội được tái hiện qua các tác phẩm điện ảnh. Một thời, phim hình sự được xây dựng như một phong trào “nhà nhà làm phim hình sự”, kịch bản cũng được triển khai viết đại trà như những thể loại khác. Hàng loạt các kịch bản được lên sóng, chính vì vậy khán giả đã có dịp thưởng thức đến gần 40 loạt phim với đủ các loại thể tài khác nhau.

Song, thời gian gần đây, đề tài phim hình sự đang có những dấu hiệu nhàm chán bởi cách làm quá lối mòn và sáo rỗng, nhất là trong thời điểm phim truyền hình đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt giữa các kênh chương trình, các nhà sản xuất và hơn cả sự phổ biến của mạng internet. Bên cạnh đó, việc phát triển các mảng đề tài một cách dàn trải, thiếu đột phá, khâu kịch bản được viết ra bởi những người không có trình độ, chuyên môn, hiểu biết về đời sống, nghiệp vụ của cảnh sát hình sự khiến mảng thể tài này càng ngày càng đuối trong mắt công chúng.

Kể từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, sự đổ bộ của dòng phim truyền hình đề tài hình sự trên truyền hình liên tục được phát sóng, trái với kỳ vọng khán giả có dấu hiệu “bội thực” với quá nhiều bộ phim hình sự hời hợt, lời thoại ngô ngê và nhiều phim tô hồng thái quá cuộc sống của chiến sĩ CAND.

Hàng loạt phim hình sự, phá án được trình chiếu thời gian gần đây từ đài trung ương đến đài địa phương đều bộc lộ nhiều hạn chế bởi đề tài cũ kỹ, tình huống thiếu chân thực và gượng ép. Trong bộ phim Nữ cảnh sát tập sự, khán giả ngán ngẩm với những lời thoại ngô nghê vô lý đến mức khán giả cảm thấy khó chịu mỗi khi nghe. Phim Sống để chuộc lỗi bị chê dài dòng, không logic, khán giả không thấy được tài năng của lực lượng công an vì cách xây dựng hời hợt. Các trường đoạn, logic của bộ phim khán giả đánh giá yếu và thiếu thuyết phục người xem.

Cách làm phim theo công thức “tội phạm thua, công an thắng, có hi sinh một tý” của các nhà làm phim đang không “giữ mắt” được khán giả, ngược lại còn làm khán giả cảm thấy ngán ngán ngẩm cho những bộ phim trình chiếu thời gian gần đây.

Trần Phương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.