Giống như Võ Tắc Thiên, Thái Bình công chúa là một người phụ nữ tài giỏi, có khả năng cai quản việc triều chính xuất chúng.
Do được yêu chiều từ nhỏ, lại chịu ảnh hưởng từ mẹ là Võ Tắc Thiên, cộng thêm những biến cố của tuổi thơ cùng sự thất bại hai cuộc hôn nhân đã tạo nên một Thái Bình công chúa ích kỉ, tham quyền, tham tiền tài, ung dung cướp tài sản của thuộc hạ, tranh chấp quyền lợi với dân chúng.
Đến tuổi trưởng thành, có một lần Thái Bình mặc đồ theo kiểu quan võ vào gặp Cao Tông và Võ hậu khiêu vũ. Đường Cao Tông Lý Trị cười lớn hỏi bà: "Con không phải võ quan, làm sao phải như vậy?".
Công chúa bèn nói: "Để có thể đem ban cho Phò mã của con, không được sao?". Thiên hoàng biết ý tứ của công chúa, bèn vì con gái quyết định tuyển chọn Phò mã.
Năm 681, Thái Bình hạ giá lấy anh họ là Tiết Thiệu. Hôn lễ được cử hành ở Vạn Niên huyện quán, phụ cận của Trường An, cực kỳ xa hoa và lộng lẫy.
Năm đó, Võ hậu ra quyết định vì cử hành đại hôn của Thái Bình công chúa mà đặc xá thiên hạ. Thái Bình chung sống cực kỳ hạnh phúc với Tiết Thiệu, họ sinh ra 2 người con trai là Tiết Sùng Huấn và Tiết Sùng Giản.
6 năm sau, hòa thượng Huệ Phạm đắc đạo xuống núi tự xưng Phật sống thành tiên. Tuổi đã ngoài 200 nhưng nhìn dung mạo thể thái ông vẫn như chàng trai trẻ hơn 20 tuổi.
Mê mẩn trước vẻ đẹp của Huệ Phạm, có cô gái bái Huệ Phạm làm sư phụ, có cô lại bái Huệ Phạm làm cha nuôi. Những cô gái này ra sức trổ tài thêu thùa áo cà sa và màn trướng cho hoà thượng và rất tự nguyện chăm sóc việc ăn ở đi lại của hoà thượng, trang trí phòng ngủ của hoà thượng sặc sỡ chẳng khác gì khuê phòng của tiểu thư khuê các.
Chuyện đến tai Thái Bình công chúa, vốn thông minh, Thái Bình công chúa lập tức nghi ngờ, thầm nghĩ, thiên hạ có Phật sống sao? Nàng cho rằng, Huệ Phạm chỉ là một tên háo sắc, bịp bợm, lừa tiền của dân chúng. Rồi công chúa cũng phân tích, vì sao con gái đua nhau đến chầu lễ như vậy, chắc rằng tên lưu manh bịp bợm này nhất định phải tuấn tú, có vẻ đẹp hút hồn phụ nữ.
Nhân ngày đẹp trời, Thái Bình công chúa giá lâm, gặp Huệ Phạm, bà mê mẩn trước nhan sắc và sự thông tuệ của nhà sư. Hai người tâm đầu ý hợp lén lút qua lại từ đó.
Thái Bình công chúa đưa thiền sư Huệ Phạm về phủ Phủ phò mã lấy danh nghĩa học đạo để ngày đêm gần gũi nhân tình.
Thế nhưng, ở mãi trong phủ cũng không phải là kế hay, Thái Bình công chúa bèn xây một ngôi chùa hoành tráng ngay cạnh nơi mình ở, gọi là chùa Thánh Thiện, để Huệ Phạm trụ trì tiện cho công chúa đi lại.
Thế nhưng, dù có giấu kỹ đến mấy thì chuyện công chúa vui vẻ cùng hòa thượng cũng bị phát giác.
Để không làm ô uế thanh danh hoàng tộc, Võ Hậu đã ra lệnh đốt chùa Thánh Thiện, ra lệnh quân thân tín triệt hạ hòa thượng Huệ Phạm trong đêm. Bà cũng yêu cầu không được ai nhắc đến sự việc đáng xấu hổ này.
Công chúa vô cùng đau khổ vì người tìnhbị thân mẫu ra tay. Thái Bình công chúa ôm lòng hận với mẹ ruột, cài gian tế vào tẩm cung của mẫu hậu hòng nắm thông tin.
Nhưng một thời gian sau, Thái Bình công chúa "ngựa quen đường cũ", nàng lao vào các cuộc tình mới như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Trong đó có mối tình ồn ào với Phùng Tiểu Bảo – nhân tình của Võ Tắc Thiên.
Khoảng năm 637 sau Công Nguyên, khi Võ Tắc Thiên rời cung vào Cảm Nghiệp Tự xuống tóc, bà đã đem lòng yêu một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.
Sự thanh vắng và buồn tẻ trong chùa đã khiến cặp đôi này trở nên thân thiết và quấn quýt với nhau như hình với bóng, tình cảm ngày càng sâu đậm.
Sau khi Phùng Tiểu Bảo hoàn tục, để có cớ đi lại với y, Võ Tắc Thiên đã giới thiệu rằng người đàn ông này chính là chú họ của con rể mình (chồng của Thái Bình công chúa), đồng thời thay tên đổi họ cho Phùng Tiểu Bảo thành Hứa Hoài Nghĩa.
Vốn là một kẻ háo sắc nên Hứa Hoài Nghĩa ngày một lộng hành trong hậu cung, ngay cả Thái Bình công chúa hắn cũng không tha!
Đến một ngày thân phận bị bại lộ, cả Võ Hậu và Thái Bình công chúa đều nổi xung nộ, đồng lòng hạ lệnh thủ tiêu nhân tình của mình.
Vào một ngày đẹp trời khi Hứa Hoài Nghĩa vẫn đang say sưa giấc nồng bên gái đẹp, quân của Võ Tắc Thiên ập đến và lôi tên này ra pháp trường đến đánh chết.
Theo lời các nhà sử học thì hành động này của Võ Tắc Thiên nhằm che giấu đi sự thật trần trụi về mối tình của hai mẹ con với một cựu hòa thượng.
Tháng 6/710, Đường Trung Tông băng hà, do Vi hoàng hậu và An Lạc công chúa hạ độc. Vi hoàng hậu muốn nhân đó chiếm ngôi vị, làm một Võ Tắc Thiên tiếp theo, nhưng Thượng Quan Uyển Nhi cùng Thái Bình công chúa đưa di chiếu lập Ôn vương Lý Trọng Mậu làm vua, tức Đường Thương Đế.
Sau đó, Thái Bình công chúa đã dùng thế lực phối hợp với người cháu là Lý Long Cơ, con của Lý Đán, và lập người này làm vua.
Lý Long Cơ làm vua nhưng sau này chính hai cô cháu lại tranh giành quyền lực của nhau. Và cuối cùng Thái Bình công chúa phải chết dưới tay Lý Long Cơ.
(Còn nữa)
Phim về Võ Tắc Thiên: Người tình của công chúa Cao Dương là đệ tử lừng danh của Đường Tăng Tây Du Ký.
Minh Anh