Do có công đánh dẹp các đối thủ, Lý Thế Dân được vua cha hứa phong làm thái tử, trong ngoài triều đều cho rằng Thế Dân sẽ thay thế Lý Kiến Thành.
Bản thân Lý Kiến Thành là tướng có tài, tuy nhiên đã bị lu mờ bởi các chiến công của em trai.
Triều đình chia làm 2 phái: Phái ủng hộ thái tử và Phái ủng hộ Tần Vương. Việc tranh giành đã ảnh hưởng đến kinh thành, khi lệnh của thái tử và Tần Vương các quan đều bắt buộc thi hành như lệnh của hoàng đế, chỉ phải xem ai ra lệnh trước.
Năm 616, Lý Thế Dân theo cha đến trấn thủ Thái Nguyên, bắt đầu xây dựng lực lượng của mình và đã chiêu mộ được các nhân tài như Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Hầu Quân Tập, Trưởng Tôn Vô Kỵ.
Tháng 4 năm 619, Đột Quyết xúi giục Lưu Vũ Chu đánh Đường, tiến công Tiên Thứ thuộc tỉnh Sơn Tây, tập trung đánh Thái Nguyên.
Tần vương Lý Nguyên Cát trấn giữ Thái Nguyên hoảng sợ, ngay trong đêm dẫn bầu đoàn thê tử tháo chạy đến Trường An.
Cùng thời gian đó, một nông dân người Hạ Huyện tên là Lữ Sùng Mậu vì phản đối quân Tùy thực hiện vườn không nhà trống nên đã tập hợp quân khởi nghĩa cùng hưởng ứng với Lưu Vũ Chu.
Vương Hành Bản trước cũng là Tùy tướng đang ở Bạc Bản cũng nhân cơ hội câu kết với Lưu Vũ Chu. Vì thế thành Hà Đông của Nhà Đường trong phút chốc đã bị thất thủ.
Nghe tin, Đường Cao Tổ Lý Uyên sợ hãi định hi sinh Hoàng Hà để giữ gìn Quan Trung.
Lý Thế Dân biết được, hăng hái xung phong dẫn 3 vạn tinh binh đi bắt Lưu Vũ Chu, chiếm lại thành đã mất.
Lợi dụng khoảng thời gian tháng 11 sông Hoàng Hà đóng băng, Lý Thế Dân dẫn quân vượt qua sông đến đóng quân tại Bách Bích (nay là phía tây nam Tân Triết, tỉnh Sơn Tây) - nơi có thể trông thấy thuộc hạ của Lưu Vũ Chu là Tống Kim Cương - em rể của Lưu Vũ Chu.
Đến tháng 4, Tống Kim Cương cạn kiệt lương thảo phải đi cướp bóc, Lý Thế Dân chụp lấy cơ hội quyết đánh thành không tha.
Lý Thế Dân đuổi kịp và đại phá quân Tầm Tương tại Lữ Châu. Không một phút chậm trễ, ông tiếp tục đuổi theo, một ngày đêm hành quân hơn 200 dặm, đánh hơn 10 trận lớn nhỏ.
Tống Kim Cương trong tay chỉ còn hơn vạn binh sĩ, vừa mới đến thành Giới Hưu, không thể ngờ rằng Lý Thế Dân đã đuổi đến nơi nên vừa lâm trận đã bị đánh bại bỏ lại binh mã tháo chạy về phía bắc.
Lý Thế Dân đang tìm cách chiêu hàng thuộc hạ của Tống Kim Cương là Uất Trì Cung và Tầm Tương thì hay tin Lưu Vũ Chu ở Thái Nguyên. Lý Thế Dân vội vã dẫn kỵ binh ngày đêm Bắc tiến.
Lưu Vũ Chu, Tống Kim Cương quả thật bị sợ hãi vô cùng chỉ biết đem hơn 100 kỵ binh nhằm hướng Đột Quyết mà đi, về sau bị bỏ mạng ở Đột Quyết.
Sau khi diệt được Lưu Vũ Chu và bình định vùng Sơn Tây, Lý Thế Dân vẫn nhớ mối tư thù này, liền "ăn miếng trả miếng", điều quân thảm sát Hạ huyện, giết chết vô số bách tính vô tội tại nơi đây.
Tới lúc đăng cơ, Đường Thái Tông tìm mọi cách bưng bít cho hành vi "tắm máu" trên, thậm chí còn "đổi trắng thay đen" bắt quan chép sử thay đổi sự thật, khẳng định mình chỉ "phụng chỉ hành sự Cao Tổ" và đổ mọi tội lỗi cho cha ruột Lý Uyên.
Nạn nhân của hành động này chính là Đan Hùng Tín – một viên tướng phản Đường nổi tiếng trong lịch sử.
Vào thời điểm lúc bấy giờ, cái chết của Đan Hùng Tín đã khiến nhiều thủ lĩnh của các nghĩa quân vốn có ý định quy hàng, nay lại liều chết nổi dậy chống phá triều đình.
Vào năm 621, thế lực cát cứ của Vương Thế Sung ở Lạc Dương quy hàng nhà đường, trong đó có cả Đan Hùng Tín.
Nhưng vì viên tướng họ Đan ấy năm xưa từng hai lần suýt lấy mạng Lý Thế Dân khi giao chiến, nên vị Hoàng đế này bất chấp mọi hậu quả và quyết tâm trừ khử tù phạm đã quy hàng.
Sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông lại một lần nữa để dư luận chĩa mũi nhọn vào Cao Tổ Lý Uyên. Theo đó, Lý Thế Dân tiếp tục viện cớ, khẳng định việc xử tử Đan Hùng Tín là do vâng lệnh vua cha.
(còn nữa)
Phim về Võ Tắc Thiên: Mĩ nhân khiến Đường Thái Tông Lý Thế Dân bị mang tiếng là coi thường đạo lý
Minh Anh