Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng chính thức sẽ triệt tiêu “tín dụng đen”

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Chủ nhật, 29/05/2022 16:26

Ông Đào Minh Tú cho biết, so với năm 2017, tín dụng đen hiện nay đã giảm hơn một nửa, những sự việc đau lòng đã hạn chế.

Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam sáng 29/5, nông dân Trần Thị Thanh Thoan đến từ huyện Duy Tiên (Hà Nam) đề cập đến việc nhiều người dân khó tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, khiến nạn tín dụng đen vẫn còn đất để tồn tại. Chính phủ sẽ có giải pháp gì mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen ở nông thôn?

Về vấn đề này, Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, ngay sau khi phát hiện có tình hình đó ở một số địa phương, Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 12 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan tín dụng đen, mở nhiều đợt cao điểm rốt ráo phá các ổ nhóm tín dụng đen, bắt và xử lý nhiều đối tượng.

Bên cạnh đó, Bộ Công an đã phối hợp kịp thời với ngành ngân hàng tham mưu cho Chính phủ kịp thời xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận nguồn vốn, bảo đảm tín dụng để giảm bớt sơ hở trong lĩnh vực này. Tình hình an ninh trật tự ở nông thôn đã được bảo đảm. 

Tài chính - Ngân hàng - Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng chính thức sẽ triệt tiêu “tín dụng đen”

Trung tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an trả lời nội dung của nông dân về tín dụng đen (Ảnh: VGP).

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, năm 2017 đã đi khảo sát thực tế và thấy được rất nhiều câu chuyện đau lòng về tín dụng đen. Từ đó, ngành ngân hàng cũng nhận thấy trách nhiệm của mình trong vấn đề này, nếu như làm tốt cung ứng vốn sẽ hạn chế được tín dụng đen.

Cũng từ năm đó - tức từ năm 2017, ngành ngân hàng có nhiều chính sách để hạn chế tín dụng đen, như hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay; thường xuyên chỉ đạo tổ chức tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; giảm lãi suất; đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Đồng thời, tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân, cảnh báo các hệ lụy để người dân phòng, tránh “tín dụng đen”… Kết quả, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng với dư nợ đến cuối tháng 4-2022 đạt trên 2,26 triệu tỷ đồng, chiếm trên 20% dư nợ nền kinh tế, tăng 8,93% so với cuối năm 2021.

“So với năm 2017, tín dụng đen theo đánh giá sơ bộ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an đã giảm hơn một nửa, những sự việc đau lòng đã hạn chế. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng hơn tín dụng chính thức”, ông Tú nói.

Tài chính - Ngân hàng - Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng chính thức sẽ triệt tiêu “tín dụng đen” (Hình 2).

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị (Ảnh: VGP).

Nhận thấy trách nhiệm của mình là nếu làm tốt được việc mở rộng tín dụng chính thức thì người dân sẽ hạn chế bớt sử dụng tín dụng đen; cũng như dần dần triệt tiêu tín dụng đen; cùng với Bộ Công an và các bộ ngành khách và chính quyền địa phương vào cuộc để giải quyết vấn đề này.

Tiếp tục chia sẻ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết năm 2019 đã cùng Bộ Công an đi khảo sát ở Hòa Bình, những nơi vùng sâu vùng xa và nhận ra hai vấn đề.

Thứ nhất, muốn hạn chế tín dụng đen, tăng cường tín dụng chính thức thì phía các tổ chức tín dụng phải tăng cường tuyên truyền đến người dân để người dân hiểu được rằng vay vốn chính thức ngân hàng không khó khăn như nhiều người nói và ngại đến ngân hàng.

Hai là, kết hợp với chính quyền cơ sở quản lý người dân để làm sao nắm được nhân thân, cũng như mục đích vay vốn chính đáng chứ không phải vay vốn để lô đề cờ bạc.

Tiếp tục trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Quốc hội cùng Chính phủ đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách giảm khó khăn, trong đó có chính sách phục hồi kinh tế xã hội sau dịch. Về mặt chính sách rất rõ, nhưng về mặt tổ chức thực hiện, tiếp cận vốn còn khó khăn, thế chấp và tín chấp còn vướng mắc, đề nghị ngân hàng xem xét thêm làm sao giải quyết cho phù hợp tình hình.

Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương phải phối hợp với cơ quan chức năng xác định tín chấp có đúng không, để hỗ trợ ngân hàng làm sao cho vay và thu lại được vốn. Về phía các hộ nông dân muốn vay vốn cũng phải có đề án, dự án rõ ràng khả thi, hiệu quả, để ngân hàng dễ chấp nhận cho vay hơn.

“Việc chống tín dụng đen phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân và cơ quan chức năng. Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hỗ trợ thẩm định hồ sơ vay vốn, đánh giá các thông tin cơ bản của người vay, giúp người dân có thể vay vốn ngân hàng thuận tiện hơn, hạn chế tín dụng đen”, Thủ tướng nêu rõ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.