Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về việc xử lý sau thanh tra VNPT

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về việc xử lý sau thanh tra VNPT

Thứ 6, 19/07/2013 17:40

Ngày 17/7, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 5801/VPCP-V.I gửi Thanh tra Chính phủ và các bộ: Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính; Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam để truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý sau thanh tra Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Cụ thể, xét báo cáo của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 856/KL-TTCP ngày 17/4/2013 kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Bửi chính – Viễn thông Việt Nam; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đao như sau:

Đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 856/KL-TTCP ngày 17/4/2013. Giao Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn cụ thể việc xử lý về tài chính, trong đó có các khoản nợ phải thu khó đòi; Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức thực hiện chỉ đạo việc kiển điểm, xử lý các đơn vị, cá nhân có liên quan đến sai phạm (trừ vụ việc xử lý nợ khó đòi ở Công ty Viễn thông Quốc tế - VTI đã được kiểm điểm và báo cáo Thủ tướng); báo cáo kết quả lên Thủ tướng trong tháng 9/2013./.

Bất động sản - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về việc xử lý sau thanh tra VNPT

Trước đó, thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho thấy, việc bàn giao vốn điều lệ cho Tổng công ty Bưu chính (VNPost) và quản lý các quỹ không đúng theo quy định. VNPT bàn giao vốn điều lệ cho VNPost chưa đúng thời gian quy định 796 tỷ đồng, trong đó việc xác định giá trị chênh lệch 253 tỷ đồng của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) sau khi đánh giá lại trong tổng số 6.576 tỷ đồng vốn điều lệ mà VNPT đã bàn giao lại cho VNPost là chưa phù hợp do tài sản của VPSC thuộc VNPost.

Không những thế, VNPT còn nộp chậm quỹ Viễn thông công ích (VTCI) 73,3 tỷ đồng; chưa xác định số phải nộp quỹ năm 2011 và 2012. Riêng Công ty Thông tin di động (VMS) đã trích vượt chi phí nộp quỹ VTCI đến năm 2011 lên tới hơn 193 tỷ đồng, nhưng lại chưa nộp năm 2011 là hơn 496 tỷ đồng.

Về quản lý đầu tư, mua sắm tài sản, trong giai đoạn 2006 – 2011, VNPT đã triển khai một khối lượng lớn các dự án đầu tư, trong đó tổng mức đầu tư liên tục được thay đổi, trong khi tiến độ lại chậm dẫn đến hiệu quả đầu tư tăng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Tại một số dự án, do việc khảo sát, tính toán sai thực tế, đánh giá thị trường chưa tốt đã dẫn đến lãng phí về tài sản , thiết bị, quá trình kinh doanh không hiệu quả. Đơn cử như dự án cáp đồng hiện còn tồn đọng vật tư lên tới hơn 70 tỷ đồng, dự án Cityphone lỗ và tài sản không khấu hao được lên tới hơn 168 tỷ đồng…

Riêng tại dự án Vinasat 1 và 2 với tổng vốn đầu tư lên tới 9.280 tỷ đồng, do quyết định của VNPT mặc dù dự án đạt được mục tiêu về chính trị - xã hội, nhưng đến thời điểm năm 2011 dự án này chưa đảm bảo hiệu quả kinh doanh như kế hoạch được phê duyệt, với số lỗ vượt dự kiến lên tới 329 tỷ đồng.

Ngoài những sai phạm nói trên Thanh tra Chính phủ còn chỉ ra nhiều sai phạm khác về quản lý tài chính, việc thoái vốn ngoài ngành… tại VNPT.

P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.