Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kỳ vọng trường đại học Luật trở thành trọng điểm đào tạo

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kỳ vọng trường đại học Luật trở thành trọng điểm đào tạo

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Chủ nhật, 10/11/2019 19:37

Sáng ngày 10/11, trường đại học Luật Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kỳ vọng trường đại học Luật Hà Nội trở thành trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật cho cả nước.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận, biểu dương những kết quả tích cực và đóng góp to lớn của trường trong công tác đào tạo cán bộ về pháp luật cho đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ pháp luật.

Đứng trước những cơ hội và thách thức trong việc hội nhập quốc tế, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao nhiệm vụ cho thầy và trò trường đại học Luật Hà Nội trong thời gian tới.

Cụ thể, trước tiên, xác định rõ chiến lược, vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, nghiên cứu cơ bản về pháp luật hàng đầu nước ta, góp phần quan trọng cung cấp số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cải cách tư pháp; nỗ lực hơn nữa, xác định rõ mục tiêu, xây dựng kế hoạch cụ thể, giải pháp mạnh mẽ, sáng tọa và đột phá để có xếp hạng tương ứng với năng lực, tầm vóc trong khu vực và trên thế giới.

Giáo dục - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kỳ vọng trường đại học Luật trở thành trọng điểm đào tạo

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận, biểu dương những kết quả tích cực và đóng góp to lớn của trường trong công tác đào tạo cán bộ về pháp luật cho đất nước.

Thứ hai, tiếp tục chú trọng ưu tiên, giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Vị thế của một trường đại học không chỉ đo bằng quy mô số lượng mà trước hết được đo bằng chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của mình. Trường cần có biện pháp tăng cường kiểm soát toàn bộ quá trình đào tạo, kiểm soát chất lượng đầu ra. Đảm bảo mỗi sinh viên sau khi ra trường đạt chuẩn và trang bị đầy đủ kiến thức, hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn công dân toàn cầu  làm việc trong môi trường quốc tế.

Thứ ba, chủ động, tích cực, phối hợp với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong ngoài nước để triển khai các nghiên cứu khoa học pháp lý cở bản, nghiên cứu vượt trước làm tiền đề cho xây dựng và định hướng kế hoạch, chính sách lớn. Tiếp tục chú trọng các nghiên cứu phục vụ cải cách pháp luật, tư pháp, công bố quốc tế, nhằm chia sẻ, truyền bá kết quả phát triển khoa học pháp lý trong nước, nghiên cứu pháp lý phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền, thực hiện các cam kết, hội nhập quốc tế.

Thứ tư, các đơn vị bộ Tư pháp, bộ GD&ĐT cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho việc tổng kết triển khai thực hiện đề án tổng kể xây dựng đại học Luật Hà Nội và đại học Luật TP.Hồ Chí Minh thành các trung tâm đào tạo trọng điểm; chỉ ra vướng mắc, khó khăn; kể cả việc tiếp tục thực hiện đề án ở giai đoạn tiếp theo, có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

Giáo dục - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kỳ vọng trường đại học Luật trở thành trọng điểm đào tạo (Hình 2).

Nhân ngày kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, trường đại học Luật Hà Nội vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tiếp theo, các Bộ, ban ngành cần phối hợp với địa phương để bố trí nguồn vốn đẩy nhanh việc triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở 2 của đại học Luật Hà Nội tại thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh). Đồng thời, nhà trường cũng cần chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tái đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất theo nhu cầu đào tạo và nghiên cứu.

Cuối cùng, bộ Tư pháp và bộ GD&ĐT khẩn trương hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục sửa đổi, trong đó làm rõ việc phân cấp, quản lý các cơ sở giáo dục đại học nói chung và trường luật nói riếng. Vừa đảm bảo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học, vừa đảm bảo vai trò của cơ quan quả lý nhà nước đối với đơn vì sự nghiệp công lập.

“Hy vọng các thế hệ giảng viên, sinh viên sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu theo hướng bền vững trên con đường trở thành trường đại học trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật cho cả nước”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kỳ vọng.

Lễ kỷ niệm là dịp ôn lại quá trình hình thành và phát triển của nhà trường trong 40 năm qua, vinh danh những thành tựu và sự cống hiến của trường đại học Luật Hà Nội đối với đất nước, đặc biệt là trong những năm từ sau thời kỳ đổi mới 1986 và nhất là sau khi có Nghị quyết 49/2005/NQ-TƯ của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Từ đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực pháp luật cho đất nước do Đảng và Nhà nước giao phó.

Ngày 10/11/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định thành lập trường đại học pháp lý Hà Nội với 1.000 sinh viên theo học. Vượt lên những khó khăn, thách thức, đến nay, trường có quy mô hơn 708 cán bộ, giảng viên, trong đó có 4 Giáo sư, 38 Phó Giáo sư và 81 Tiến sĩ; cùng hơn 15.000 sinh viên đang học tập trên tất cả các hệ, khoa chuyên môn.

Trường từng vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ... Năm nay nhân kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống, trường tiếp tục vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần 2)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.