Ở tuổi thất thập cổ lai hy, hơn 50 tập luyện và truyền dạy VXQ, võ sư Nhâm dồn hết tâm huyết cả cuộc đời luyện võ của mình vào cuốn sách: “Phật gia VXQ” vừa mới ra mắt bạn độc hôm 19/6. Đọc “Phật gia VXQ”, chúng ta phần nào hiểu được lịch sử phát triển của môn phái VXQ ở Trung Quốc và Việt Nam. Các sư tổ như Ngũ Mai sư bá, Chí Thiện thiền sư, Lương Bá Trù, Nghiêm Vịnh Xuân, Lương Tán…, cho đến các sư tổ ở Việt Nam Nguyễn Tế Công, Trần Thúc Tiển, Trần Văn Phùng, Vũ Bá Quý, Ngô Sỹ Quý…
Sư phụ Nguyễn Mạnh Mạnh đang dạy võ cho học trò
VXQ có 3 đặc điểm nổi bật là Nội công, Linh giác và Quyền thuật. Về Nội công, VXQ chủ trương ứng dụng khí công xuyên suốt quá trình tập luyện, chiến đấu. Linh Giác cũng là điểm độc đáo của môn võ VXQ. Cơ chế của VXQ là đánh đỡ theo phản xạ. Tập linh giác thuần thục, tay của người tập như có mắt, nhận biết được đòn đánh, sức mạnh của đối phương (nhãn thủ thính kình.
Theo võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm, Quyền Thuật VXQ khác các môn võ khác ở chỗ đánh cốt hiệu quả. Nó phải đi đường ngắn nhất (thường là đường thẳng), lực đánh ra kèm theo khí với sự vận dụng các bắp thịt, gân cơ. Có thể nói, “Phật Gia VXQ” là cuốn sách cẩm nang gối đầu giường cho những môn sinh luyện tập VXQ. Đồng tác giả cuốn sách này là thạc sỹ, dược sỹ Nguyễn Duy Thức (con trai võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm), hiện là trưởng khoa Dược Học viện Y dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh.
Cuốn sách có sự cộng tác của các môn sinh ở Võ đường Phật gia Nguyễn Mạnh Nhâm.
Thiên Long