Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: Mập mờ từ chuyên môn đến nhân sự

Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: Mập mờ từ chuyên môn đến nhân sự

Trần Thị Huệ

Trần Thị Huệ

Thứ 3, 23/05/2017 12:12

Thực tế phòng khám Mayo mới được cấp phép hoạt động hơn 4 tháng nhưng trên trang web lại quảng cáo hoạt động lâu năm, uy tín, quy tụ nhiều chuyên gia bác sĩ đầu ngành, giỏi, tu nghiệp nước ngoài.

Qung cáo trên tri

Trước đây, bất kể ai vô tình bấm vào tìm kiếm ở Google trên điện thoại hay máy tính với dòng chữ phòng khám đa khoa Mayo đều có thể xem được trang web của cơ sở khám chữa bệnh này. Điều đặc biệt ở trang chủ, phòng khám Mayo giới thiệu tóm lược nhiều thông tin gây chú ý như: Phòng khám đa khoa Mayo - Phòng khám lâu năm tại TP.HCM.

Tiếp đó là những thông tin quảng cáo việc chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa, bệnh xã hội, phá thai an toàn... Sau đó là tới phần quảng cáo đội ngũ bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm lâu năm, từng tu nghiệp tại nước ngoài, khám hỗ trợ nhiệt tình, đặt lợi ích bệnh nhân lên hàng đầu, chi phí minh bạch...

Xã hội - Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: Mập mờ từ chuyên môn đến nhân sự

 Phòng khám Mayo quảng cáo về thời gian hoạt đông, bác sĩ, chuyên khoa...

Thực tế, nhìn từ bên ngoài cho đến khi PV vào bên trong phòng khám Mayo thấy rõ cơ sở vật chất còn kém hiện đại. Thế nhưng với việc quảng cáo trên mạng Internet của phòng khám lại hoàn toàn khác biệt. Cơ sở này tự quảng bá có hệ thống trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Quy trình khám chữa bệnh thuận tiện, hiệu quả - chất lượng, quan tâm đến bệnh nhân ngay cả khi xuất viện...

Mục sở thị có thể khẳng định, đây thực sự là những điều quảng cáo không có thực. Bằng chứng là sau khi từ phòng khám Mayo khám bệnh trở về, PV đã được một nhân viên giới thiệu làm việc bên bộ phận chăm sóc khách hàng gọi điện tới để hỏi mức độ hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám bệnh.

Xã hội - Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: Mập mờ từ chuyên môn đến nhân sự (Hình 2).

 Phòng khám Mayo quảng cáo vì người bệnh nhưng thực tế trái ngược.

Lúc này, PV trả lời rằng rất bức xúc với cách tư vấn dịch vụ, giá cả sai sự thật, quá trình khám bệnh sơ sài, bác sĩ giấu tên, tư vấn chung chung, hù dọa về mức độ bệnh... Nghe vậy, cô nhân viên nói sẽ gửi thông tin khách hàng phản ánh lại ban giám đốc để có hướng giải quyết thỏa đáng. Đồng thời, phía phòng khám luôn lắng nghe ý kiến khách hàng góp ý để cùng phát triển...

Dù cô nhân viên đã hẹn PV chờ đợi một vài ngày sẽ gọi lại giải đáp thắc mắc, sự không hài lòng về dịch vụ của phòng khám nhưng từ đó tới nay thời gian khá dài mà nhân viên phòng khám Mayo không hề có một phản hồi nào. Tiếp đó, PV quay trở lại phòng khám Mayo với tư cách phóng viên để được giải đáp một số ghi nhận về quy trình khám, chữa bệnh không đúng quy định. Tại đây, một nhân viên mặc đồng phục tới tiếp PV với thời gian ngắn gọn đủ để thông báo “giám đốc đi công tác, khi nào về sẽ liên hệ lại”!

Bác sĩ cũng “hn Trương Ba, da hàng tht”?

Được biết, trên trang chủ của phòng khám Mayo lúc nào cũng có những nhân viên tự phong cho mình danh hiệu bác sĩ chuyên khoa tư vấn tự động chat với khách hàng. PV đã từng trò chuyện với nhiều người tự giới thiệu là bác sĩ chuyên khoa trực tiếp tư vấn của phòng khám Mayo như bác sĩ Hồng, Lê, Nga, Minh...

Quá trình tư vấn cho khách hàng, các bác sĩ này rất nhiệt tình giúp người bệnh đặt lịch khám vào ngày hôm sau. Thậm chí, có thể lên mạng vào 0h sáng đến 1-2h đều có bác sĩ hỗ trợ tư vấn khám bệnh. Thế nhưng, khi PV cung cấp thông tin chi tiết một số dấu hiệu bệnh và đề nghị được tư vấn thì những vị “bác sĩ trên mạng” lại trả lời không rõ ràng.

Xã hội - Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: Mập mờ từ chuyên môn đến nhân sự (Hình 3).

 Nhân viên nhận là bác sĩ tư vấn trực tuyến 24/24 giờ.

Qua trò chuyện, PV nhận thấy các nhân viên tư vấn đã có dấu hiệu mạo danh bác sĩ chuyên khoa để tạo niềm tin cho người bệnh. Để làm rõ nghi vấn trên, PV mày mò, xác minh, đối chiếu những bác sĩ tư vấn với trong danh sách các nhân sự đăng ký khám chữa bệnh tại phòng khám Mayo do sở Y tế cấp phép. Một thực tế bất ngờ, phòng khám Mayo giới thiệu có rất nhiều bác sĩ, kể cả bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tuyến, song thực tế lại không chính xác. Hầu hết những bác sĩ PV tiếp xúc khi khám bệnh và trò chuyện trực tuyến lại không có tên trong số người đăng ký làm việc tại phòng khám này.

Cụ thể, phòng khám Mayo được sở Y tế cấp phép hoạt động khám chữa bệnh cho 03 bác sĩ người Trung Quốc gồm: Bác sĩ Jin Shi Mei (phiên dịch là ông Quách Trí Quang làm việc 8h -20h), bác sĩ Li Yu (phiên dịch là ông Nguyễn Đắc Tuấn Anh, làm việc 8h – 20h), bác sĩ Yu Xiang (phiên dịch là ông Nguyễn Hoài Thanh Tâm, làm việc 8h – 20h).

Riêng đối với 8 bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng người Việt cũng có khung giờ đăng ký làm việc cả trong lẫn ngoài giờ hành chính. Các nhân sự bao gồm: Bác sĩ Nguyễn Công Phúc (làm việc từ 8h – 20h), bác sĩ Lê Xuân Hà (làm việc từ 17h-20h), bác sĩ Lương Hữu Tiến (làm việc từ 8h-20h), bác sĩ Quảng Đại Tuấn (làm việc từ 8h -20h), bác sĩ Vũ Hoàng Sơn (8h -20h), cử nhân Dương Thị Thùy Vân (làm việc từ 17h -20h), kỹ thuật viên Bùi Trần Công (làm việc từ 8h-20h), điều dưỡng Trần Thị Thu An (làm việc từ 8h-20h). Trong khi bác sĩ đóng dấu ở phiếu siêu âm cho PV trước đó có tên Nguyễn Phước Hầu thì lại không có tên trong số 8 nhân sự người Việt Nam đang làm việc tại phòng khám Mayo.

Điều lạ hơn, cử nhân xét nghiệm Dương Thị Thùy Vân chỉ đăng ký phụ trách xét nghiệm từ 17h đến 20h thì vào thời gian buổi trưa PV đến khám bệnh lại là bác sĩ ký tên trong phiếu trả kết quả xét nghiệm. Như vậy, có thể nhận định, dù bác sĩ Vân không làm việc từ 8h sáng đến 17h chiều mỗi ngày, thế nhưng trong nhiều phiếu làm xét nghiệm cho bệnh nhân vẫn có chữ ký đóng dấu do bác sĩ Vân thực hiện?!

Xã hội - Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: Mập mờ từ chuyên môn đến nhân sự (Hình 4).

 Tới nay, phòng khám Mayo đã đóng cửa, ngừng hoạt động.

Qua đó, một lần nữa thấy rõ sự nhập nhằng quảng cáo tên tuổi các bác sĩ trong phòng khám Mayo có nhiều uẩn khúc và bất minh. Từ đây, nhiều người đưa ra giả thiết, một số bác sĩ phụ trách việc khám bệnh lại không có tên trong phiếu trả kết quả, đồng nghĩa với việc người không có chuyên môn khám chữa bệnh chui.

Dư luận cho rằng, bác sĩ không làm việc lại đứng tên chịu trách nhiệm kết quả thì có thể xem đó là việc bán danh. Nếu xảy ra tình huống người bệnh trong quá trình điều trị gặp bất trắc về sức khỏe, thì việc truy trách nhiệm của bác sĩ có được minh bạch không? Hay sẽ xảy ra tình trạng bao che cho nhau? Vấn đề đặt ra, việc khám chữa bệnh sẽ đem lại hiệu quả cho người bệnh như thế nào. Đây là câu hỏi mà những “lương y như từ mẫu” làm việc tại phòng khám Mayo cần trả lời.

Đình ch hođộng, vn qung cáo?

Ngày 18/5, trao đổi với PV về các sai phạm của phòng khám Đa khoa Mayo, đại diện sở Y tế TP.HCM cho biết, sau khi bộ Y tế đình chỉ hoạt động khắc phục các sai phạm, phòng khám này đã có văn bản gửi sở Y tế xem xét thẩm định để hoạt động trở lại. Hiện Sở vẫn đang xem xét văn bản này. Tuy nhiên, qua việc PV theo dõi về phòng khám Mayo được biết, sau khi bị đình chỉ hoạt động, phòng khám này vẫn hoạt động quảng cáo, giới thiệu hình ảnh ở trên mạng vài ngày sau đó ở trang mạng khác, tới nay phòng khám này mới chịu đóng cửa.

 

Chưđược phê chun qung cáo trên mng

Đại diện sở Y tế TP.HCM cho biết, trước khi bị đình chỉ hoạt động, phòng khám Mayo chưa được sở Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của bộ Y tế. Việc phòng khám tự quảng cáo trên mạng Internet khi chưa được sở Y tế xác nhận, phê chuẩn nội dung là vi phạm các quy định hiện hành.

Huệ Trần

Xem thêm:   Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc: 'Vẽ bệnh' thu tiền, phá thai chui

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.