Phòng ngừa hiệu quả bệnh khảm trên cây ớt

Phòng ngừa hiệu quả bệnh khảm trên cây ớt

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 3, 17/09/2019 14:59

Với các chế phẩm có nguồn gốc sinh học thế hệ mới từ Công ty Cổ phần Nông dược HAI, người nông dân có thể nhanh chóng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khảm trên cây ớt, đảm bảo năng suất mùa màng.

Là loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực của nhiều quốc gia, cây ớt được trồng phổ biến, đặc biệt ở các nước nhiệt đới. Trái với lầm tưởng của nhiều người rằng trồng ớt không cần tốn công chăm sóc, cây ớt cũng dễ mắc nhiều loại bệnh như bệnh thán thư, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo vàng, bệnh đốm lá, bệnh thối đọt non và bệnh khảm virus.

Trong các nhóm bệnh trên thì bệnh khảm lá (xoăn lá) do virus thường rất nguy hiểm, bệnh lây lan nhanh, giảm 30 - 80% năng suất, đặc biệt trên giống ớt chuông. Do đó, người nông dân cần quan sát để phát hiện bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm.

Truyền thông - Phòng ngừa hiệu quả bệnh khảm trên cây ớt

Bệnh khảm lá là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây hại cho cây ớt

Bệnh khảm gây hại nặng từ giai đoạn cây ra hoa kết trái – các giai đoạn thu hoạch trở về sau. Khi cây ớt bị nhiễm bệnh, triệu chứng rõ nhất thể hiện trên lá non. Đọt lá nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn. Cây trở nên giòn và dễ gãy. Bệnh diễn biến càng nặng, cây càng còi cọc, chậm phát triển. Hoa cũng bị vàng nhỏ và rụng dẫn đến cây rất ít trái, nếu có trái cũng nhỏ và vặn vẹo dẫn đến năng suất suy giảm. Thậm chí, cây có thể bị chết nếu không có phương pháp trị bệnh kịp thời.

Trung gian lan truyền virus Mosaic gây bệnh là các loài côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn… Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều. Các loại dụng cụ lao động, hạt giống cũng có thể chứa các virus truyền bệnh.

Thời điểm bùng phát dịch bệnh là mùa nắng nóng, điều kiện ẩm và nhiệt độ đều cao. Mùa mưa cây cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng nhẹ hơn. Không chỉ có cây ớt, các loại cây trồng cà chua, dưa, khoai tây, đậu… đều có thể trở thành “nạn nhân” của căn bệnh này,

Để ngăn ngừa bệnh từ sớm, bà con nông dân nên chọn các giống ớt kháng bệnh, tuyệt đối không sử dụng nguồn giống ở những ruộng đã bị bệnh. Trong quá trình sinh trưởng của cây cần bón phân đầy đủ, cân đối để tăng cường sức chống chọi sâu bệnh.

Trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành, cần vệ sinh tay chân và các dụng cụ lao động (dao, kéo…). Trường hợp phát hiện bệnh muộn và bệnh đã nặng, bà con nên nhổ và tiêu hủy triệt để cây bệnh, tránh nguồn bệnh lây lan.

Truyền thông - Phòng ngừa hiệu quả bệnh khảm trên cây ớt (Hình 2).

Thuốc trừ sâu Nouvo 3.6EC & Takare 2EC

Tuy nhiên, tiêu hủy cây là việc không người nông dân nào mong muốn. Do đó, trên thị trường đã xuất hiện các loại thuốc trừ côn trùng chích hút. Đáng chú ý có thể kể đến các chế phẩm trừ sâu hại thế hệ mới đến từ Công ty Cổ phần Nông dược HAI. Để triệt tiêu hoàn toàn các tác nhân gây bệnh khảm trên cây ớt, bà con nông dân có thể sử dụng luân phiên 1 trong 2 loại thuốc sau:

- Nouvo 3.6EC: pha 5 ml/ 10 lít nước

- Takare 2EC: 20 - 25 ml/10 lít nước

Với nguồn gốc sinh học, sản phẩm không những có hiệu quả cao đối với các loại sâu rầy gây hại mà không để lại dư lượng trong nông sản, phù hợp sử dụng trong các chương trình sản xuất nông sản sạch, đảm bảo năng suất mùa vụ cho bà con nông dân.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc BVTV, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088

Website: www.congtyhai.com

Thu Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.