Trước đó, thủy điện Plei Kần (chủ đâu đầu tư đơn Công ty cổ phần Tấn Phát, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum) thực hiện việc tích nước trái quy định đã làm ngập lụt đường dân sinh kèm theo đó hơn 300 héc ta hoa màu của người dân xã Đắk Rơ Nga, huyện Đắk Tô bị thiệt hại. Thực trạng trên kéo dài trong thời gian dài khiến người dân bức xúc gửi đơn thư phản ánh vượt cấp đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ngày 26/10, sau khi kiêm tra sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã làm việc trực tiếp với công ty cổ phần Tấn Phát (đơn vị chủ đầu tư thủy điện Plei Kần).
Tại buổi làm việc lãnh đạo sở Công Thương yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc tích nước trái phép, đưa diện tích nước lòng sông về mức tự nhiên.
Ngoài ra, chủ đầu tư phải phối hợp với chính quyền địa phương kiểm kê, rà soát diện tích hoa màu của người dân bị thiệt hại bồi thường thỏa đáng cho dân theo quy định của pháp luật (việc bồi thương phải hoàn tất trong tháng 11/2020). Bên cạnh đo, chủ đầu tư phải khắc phục ngay đường đi, cầu dân sinh vào để người dân thuận lợi đi lại vận chuyển nông sản (phải hoàn thành trước ngày 15/11/2020).
Dù cơ quan chức năng đã làm việc trực tiếp, có cả văn bản chỉ đạo gửi đến chủ đầu tư thủy điện Plei Kần nhưng đơn vị này vẫn “phớt lờ” vẫn tính nước trái phép.
Thực tế, ngày 28/10, đoàn liên ngành gồm sở Công Thương, sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Ngọc Hồi, UBND huyện Đắk Tô tiến hành kiểm tại công trình thủy điện Plei Kần.
Qua kiểm tra đoàn kiểm tra phát hiện thủy điện này vẫn tiếp tục tích nước trái phép. Mực nước hồ chứa đang ở cao trình 609,4m. Tại một số vị trí thuộc khu vực lòng hồ thì mực mước hồ thấp hơn mốc đền bù giả phóng mặt bằng lòng hồ (khoảng 30cm) và theo vệt bùn còn đọng lại trên tường cao hơn mước nước hiện tại khoảng 2m. Đường đi vào khu vực sản xuất của các hộ dân bị ngập. Đoàn kiểm tra kết luận công ty Cổ Phần Tấn Phát không chấp hành thực hiện chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương.
Một lần nữa Sở Công Thương có văn bản số (1762/SCT- QL-NL, ngày 29/10) yêu cầu công ty cổ phần Tấn Phát nghiêm túc thực hiện chỉ đạo dừng ngày việc tích nước trái phép. Đơn vị này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn tính mạng, tài sản của người dân do việc tích nước trái phép.
Ngoài ra, đơn vị này phải phối hợp với chính quyền địa phương rà soát thực hiện đền thỏa đáng việc đền bù thiệt hại điện tích hoa màu của người dân bị ngập do tích nước trái phép.
Sở Công Thương nhấm mạnh, nếu đơn vị chủ đầu tư thủy điện Plei Kần tiếp tục tích nước trái quy định, không hoàn thành công tác bồi thương, Sở sẽ để nghị tổng công ty Điện lực miền Trung không huy động công suất nhà máy. Bên cạnh đó, sở sẽ báo cáo UBND tỉnh đề nghị bộ Công Thương thu hồi giấy phép hoạt động điện lực của đơn vị này.
Ở một diễn biến khác, cách đây hơn 4 tháng, cũng tại thuỷ điện Plei Kần, xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến 3 người tử vong, 3 người bị thương. Tuy nhiên, đến nay cơ quan chức năng chưa có kết luận về vụ việc.
Theo Sở Công Thương tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh hiện có 81 thủy điện vừa và nhỏ, tổng diện tích đất bị ảnh hưởng (từ hơn 81 công trình thủy điện) hơn 4,1 nghìn ha, đất rừng hơn 1,5 nghìn ha (rừng sản xuất hơn 951 ha, rừng phòng hộ hơn 43 ha, rừng đặc dụng hơn 163 ha), đất sông suối hơn 1 nghìn ha (đất trồng lúa hơn 72 ha, đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm hơn 1,1 nghìn ha.