Phụ huynh rỉ tai nhau: "Đừng dại gì dạy con lớp 1 học đánh vần"

Phụ huynh rỉ tai nhau: "Đừng dại gì dạy con lớp 1 học đánh vần"

Uông Hải Yến

Uông Hải Yến

Chủ nhật, 02/09/2018 08:00

“Các mẹ về đừng có dại mà dạy con học đánh vần, chương trình lớp 1 bây giờ khác ngày xưa, nên cứ để cho các cô dạy, vì các mẹ không dạy được đâu", đó là chia sẻ của một phụ huynh có con học lớp 1 chương trình Công nghệ giáo dục.

Bây giờ điều mà dư luận, nhất là các bậc phụ huynh đang quan tâm là việc các con sắp bước vào năm học mới. Đặc biệt các em bước vào lớp 1, mọi thứ đang rất mới mẻ, lạ lẫm, nhưng có điều không phải các em mà chính phụ huynh là người thấy sốc khi những chữ vốn đã quen thuộc nay có cách đọc khác đi khiến người ta thấy rất trái tai, thậm chí khó chấp nhận. Họ lo lắng cũng là điều dễ hiểu bởi, cho đến bây giờ họ cũng không biết dạy con học kèm ra sao và thậm chí là không dám dạy vì sợ... không đúng.

PV báo Người Đưa Tin được nghe một tâm sự của bà mẹ có 2 bé đang ở độ tuổi học tiểu học và cả 2 cháu đều học chương trình cải cách mới khiến người làm phụ huynh như chị không giấu được nỗi niềm lo lắng.

Chị Tâm (TP.Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) chia sẻ câu chuyện của mình với PV: "Nói thật là tôi không biết gì để dạy cháu bé mới vào lớp 1. Tôi cũng không biết đến chương trình mới nào đó. Điều tôi biết được về nó là áp dụng ở trên tỉnh Điện Biên khoảng gần 4 năm, nhưng cơ bản là tôi không được chia sẻ xem chương trình Công nghệ giáo dục này nó như thế nào?

Phụ huynh phát sốt với cách đánh vần "cờ-oa-qua-hỏi-quả"

Mẹ sốc, cả nhà cãi nhau vì cùng dạy con lớp 1 đánh vần

Dạy con lớp 1 đánh vần: Mẹ nản, con khóc 

Dân sinh - Phụ huynh rỉ tai nhau: 'Đừng dại gì dạy con lớp 1 học đánh vần'

Nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực, không dám dạy con đánh vần vì sợ... không đúng. (ảnh minh họa)

Cũng vì khá hoang mang và lo lắng nên những gì còn thắc mắc, chị Tâm đã trực tiếp đi hỏi các cô dạy con mình, nhưng kết quả thu về cũng chỉ biết và dừng lại ở một mức độ nhất định. "Bản thân tôi thấy khá bất cập ở chỗ, chương trình cứ thay đổi liên tục thì chất lượng học sinh cũng bị dao động. Cũng phải thông cảm với các cô vì cứ mỗi lần chương trình thay đổi thì giáo viên phải phổ cập, đôi khi còn chưa thực sự nhuần nhuyễn với chương trình cũ thì đã có một chương trình mới xuất hiện buộc họ phải cập nhật để về truyền dạy lại cho học sinh. Vậy thì đến bản thân giáo viên còn bị xoay vần chưa thấm vào người, như vậy thì làm sao mà dạy các cháu hết mình được. Huống hồ, chúng tôi là những người không chuyên, làm sao dạy nổi các cháu, chỉ biết phó mặc “trăm sự nhờ cô”.

Ngày xưa, khi còn học những năm 1978-1979, chương trình học khác, chúng tôi được học ở những lớp vỡ lòng. Còn bây giờ thay đổi nên tôi cảm thấy rất mù mịt về phương pháp mới này cũng như trong việc kèm cặp cháu tại nhà. Nhà trường có hướng dẫn thì cũng chỉ hướng dẫn ngay từ khi bắt đầu thay đổi. Còn đến bây giờ, chuyện xảy ra mấy năm chẳng ai nói đến nữa mà mặc định đó là điều tất nhiên, là điều cũ rồi. Chỉ khổ phụ huynh với học sinh cứ lao đao theo những cải cách", chị Tâm buồn bã cho biết.

"Điều đáng nói là gia đình tôi lại có hai cháu đang học tiểu học, cả hai đều học chương trình đổi mới, mọi thứ lạ lẫm không chỉ với các cháu mà còn lạ cả với bố mẹ. Cháu lớn học lớp 4 rồi nhưng trước đó cháu được học chương trình mới, phương pháp học mới là VNEN, bây giờ đến cháu nhỏ vào lớp 1 học chương trình theo sách giáo khoa Công nghệ giáo dục. Thật sự vợ chồng tôi ngoài trông đợi ở cô giáo thì lực bất tòng tâm. Ở trường con tôi, chỉ lớp 1 mới học phương pháp của sách Công nghệ giáo dục, sang lớp 2 lại học chương trình VNEN, chính sự bất cập nằm ở đây. Nếu đã áp dụng công nghệ thì phải áp dụng trên cả hệ thống chứ làm đơn lẻ như vậy rồi bắt các cháu học đánh vần lại thì cực quá", chị Tâm phân trần.

Trên thực tế, chương trình của sách giáo khoa Công nghệ giáo dục không bắt buộc các trường phải học, vẫn có những tỉnh học chương trình cũ nên nhiều phụ huynh bất an là điều dễ hiểu. "Nếu cứ học một địa điểm thì không sao, nhưng nếu vợ chồng tôi có nhu cầu luân chuyển công tác buộc phải đưa các cháu theo, tôi rất lo lắng nếu như con thay đổi sang một môi trường mới để học tập mà học không giống chương trình cháu đang tiếp nhận, con sẽ như thế nào?

Các cô giáo mầm non cũng khuyên chúng tôi là “các mẹ về đừng có mà dạy con học đánh vần, chương trình lớp 1 bây giờ khác ngày xưa, nên các mẹ cứ để hoàn toàn cho các cô dạy, các mẹ không dạy được đâu”. Cũng vì thế nên chúng tôi nghe theo, chả ai dám dạy vì sợ dạy lại thành ra hướng dẫn con học, đọc, đánh vần sai cách. Cùng lắm cũng chỉ hướng dẫn môn Toán để các cháu nhận biết con số và tính những phép tính đơn giản nhất", chị Tâm cho biết.

Phụ huynh không dám dạy con đánh vần vì sợ...sai?

Bài 6: Sắp tới sẽ sử dụng nhiều phương pháp đánh vần tiếng Việt khác nhau sẽ được đăng tải trên báo điện tử Người Đưa Tin vào lúc 8h sáng 3/9, mời quý phụ huynh và độc giả đón đọc.

Xem thêm>>> Cách đánh vần lạ, phụ huynh dạy kèm con thế nào?

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.