Phụ nữ mắc bệnh phì đại tuyến vú có nguy hiểm đến tính mạng?

Phụ nữ mắc bệnh phì đại tuyến vú có nguy hiểm đến tính mạng?

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 5, 02/03/2017 07:07

Không ít người sống trong ác mộng vì mắc bệnh "vú vắt qua vai' và họ lo sợ rằng, căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của họ.

Nỗi khổ những phụ nữ… “vú vắt qua vai”

 Khoa Ung bướu- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân Hà Thị T. (sinh năm 1986, dân tộc Mường ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) có bộ ngực khổng lồ.

Giữa năm 2016, khi đang mang thai con thứ hai, bệnh nhân thấy ngực to, chảy sệ bất thường. Bệnh nhân nghĩ ngực “khủng” lên do mang thai. Thế nhưng, chỉ trong thời gian ngắn, chị T. thấy ngực ngày càng to nhanh kèm theo đau ngực. Sinh con xong tình trạng này càng nặng nề hơn, sợ mình mắc bệnh hiểm nghèo chị T. mới đến bệnh viện kiểm tra.

Các bệnh -  Phụ nữ mắc bệnh phì đại tuyến vú có nguy hiểm đến tính mạng?

 Chị T. có bộ ngực "khung" sau sinh do mắc chứng phì đại tuyến vú. 

Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân T. bị chứng phì đại tuyến vú. Hiện bệnh viện đang thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi đưa ra phương án điều trị cho người bệnh.

 Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là căn bệnh rất hiếm gặp. Ở Việt Nam, chứng phì đại tuyến vú có tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 1/20 so với thiểu sản tuyến vú (vú không phát triển). Thông thường, bệnh hay gặp ở tuổi 18 - 20 hoặc sau khi sinh nở mà nguyên nhân là rối loạn hormon.

Trước đó, trong một lần gặp gỡ, nói chuyện về những ca bệnh lạ, hiếm gặp GS.TS Trần Thiết Sơn- Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh-Pôn, Hà Nội) đã kể cho tôi nghe về nhiều trường hợp phải phẫu thuật vì có bộ ngực phì đại khổng lồ.

Đã nhiều năm ròng “tay dao, tay kéo” nhưng có lẽ hai ca phẫu thuật lấy lại hình dáng bộ ngực cho một phụ nữ và một bé gái gợi lại trong GS sự ám ảnh ghê ghớm. Đó là ca phẫu thuật tạo hình cho một phụ nữ 26 tuổi (quê ở Hải Dương) có hai vú dài quá rốn, nặng 8kg  và bé gái 13 tuổi (quê ở Quảng Ngãi), ngực nặng 10,4 kg.

GS. Sơn kể rằng, khuôn ngực của chị Phạm Thị .Đ vốn bình thường, chỉ bắt đầu phì đại kể từ khi sinh con. Chỉ trong vòng 6 tháng, tuyến vú của người phụ nữ này đã dài chừng nửa mét. Sức nặng của bộ ngực khiến người phụ nữ như “rẻ khoai” bước đi nặng nề, khó thay đổi tư thế và không thể làm được việc gì. Khi ngủ, chị luôn phải nằm nghiêng để tránh ngạt thở.

Di truyền, hormone và béo phì là nguyên nhân gây bệnh

Theo như lời kể của BS. Hoàng Thị Phương Lan- Khoa Phẫu thuật tạo hình: Khi nhập viện Đ. hoang mang, ngẩn ngơ. Lúc nào cũng ngồi co rúm trong phòng bệnh vì sợ mình bị ung thư giai đoạn cuối. Chỉ sau khi nghe được bác sĩ nói có thể phẫu thuật lấy lại khuôn ngực cho chị Đ. mới hé một nụ cười. Dường như lúc ấy khi mới cởi mửo hơn với mọi người.

 BS. Lan bảo rằng: “Tuyến vú quá lớn và phát triển quá nhanh. Các trường hợp khác chỉ đạt kích cỡ này sau 7-8 năm, nhưng Đ. chỉ mấy tháng cuối mang bầu và sau khi sinh con, bộ ngực đã dài lê thê. Bác sĩ ngạc nhiên trước bệnh lý của bệnh nhân này.

Các bệnh -  Phụ nữ mắc bệnh phì đại tuyến vú có nguy hiểm đến tính mạng? (Hình 2).

 Hình ảnh ngực trước và sau khi phẫu thuật cho chị Đ.

Được biết, tác nhân gây phì đại tuyến vú cho chị Đ. là bệnh lupus ban đỏ hệ thống (một bệnh của hệ miễn dịch). Bình thường, kích thước tuyến vú chịu sự điều khiển của hormone giới tính. Khi miễn dịch bị rối loạn, thụ thể tiếp nhận hormone này có thể tăng độ nhạy cảm lên rất nhiều lần, khiến tuyến vú phát triển quá phát cho dù lượng hormone chỉ huy quá trình này vẫn bình thường”.

BS. Phương Lan bảo, chị nhớ ca mổ của trường hợp Đ. vì đó là lần đầu tiên GS.Sơn và các cộng sự đã áp dụng phẫu thuật tạo hình bằng kỹ thuật Thoreck. Đ. được đã cắt đi phần vú mỗi bên nặng hơn 4 kg. Ca phẫu thuật kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ.

Nói về nỗi khổ của những người có bộ ngực quá cỡ phải tìm đến phẫu thuật để mong lấy lại hình dáng và tìm lại sự tự tin trong cuộc sống đời thường, BS. Lan cho biết: “Hiện y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh ngực “khủng”- hay còn gọi là phì đại tuyến vú. Tuy nhiên yếu tố di truyền, hormone và béo phì có thể là nguyên nhân gây bệnh. Hiện tượng ngực quá to không chỉ gặp ở nữ giới mà cả nam giới cũng mắc”.

Theo BS. Lan, xu hướng phụ nữ mắc chứng vú phì đại ngày càng gia tăng. Thể tích ngực “chuẩn” của một phụ nữ là bầu vú trung bình từ 200-250cc. Khi thể tích bầu vú trên 1000cc đã là vú khổng lồ. Thể tích bầu vú tăng có thể do sự phát triển quá mức của tuyến vú hoặc kết hợp với tình trạng tập trung quá mức của tổ chức mỡ tại vú.

GS.TS Trần Thiết Sơn cho biết, trường hợp tuyến vú quá lớn và phát triển quá nhanh như bệnh nhân T. rất hiếm gặp. “Những bệnh nhân mắc  bệnh phì đại tuyến vú, cách điều trị là phẫu thuật thu gọn có bảo tồn tuyến vú để bệnh nhân vẫn nuôi con được bằng sữa mẹ. Nếu không phẫu thuật, bộ ngực nặng sẽ kéo trọng tâm cơ thể về phía trước, lâu dài có thể gây cong vẹo, biến dạng cột sống. Ngoài ra, bệnh nhân thường trong tư thế phải khom vai để cố không lộ ngực, nên lồng ngực cũng có thể bị biến dạng, gây chèn ép và giảm chức năng các cơ quan bên trong”, GS.Sơn nói.

N.Giang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.