Nguyên nhân của ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh mà nhiều người đã mắc phải. Nhiều người mắc bệnh ung thư vú mà không rõ nguyên nhân. Thực tế, nhiều hóa chất gây bệnh ung thư vú có trong các sản phẩm chúng ta vẫn dùng hằng ngày khiến nhiều người có thể phải giật mình.
Một số tờ báo uy tín dẫn lời chuyên gia y tế cho biết, nhiều hóa chất có mặt ngay tại gia đình hằng ngày có khả năng tăng nguy cơ gây ung thư vú. Một con số có giá trị tham khảo cho thấy, trong số hơn 80.000 hóa chất được đăng ký sử dụng tại Mỹ chỉ khoảng 1.000 chất được thử nghiệm liệu chúng có khả năng gây ung thư, đột biến ADN hay không.
1. Bisphenol A (BPA)
Đây là chất từng được dùng làm bao nhựa bọc thức ăn, nước uống, gây rối loạn nội tiết và có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Để tránh BPA làm nhiễu loạn sản xuất hormone trong cơ thể, chuyên gia y tế khuyên dùng thực phẩm tươi, đựng trong hộp thủy tinh, hộp nhựa tái chế có nhãn No. 1, No. 2, No. 4, No. 5 ở dưới đáy, tránh những loại ghi No. 3, No. 7, hoặc PC (polycarbonate).
2. Atrizine
Cần mua thực phẩm hữu cơ sạch, sử dụng bộ lọc loại bỏ được Atrizine vì đây là chất diệt cỏ thường dùng trong trồng cây thương mại. Khi nó ngấm vào nguồn nước ngầm sẽ gây rối loạn hormone và tăng nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt, các vấn đề về sinh sản.
3. Thuốc trừ sâu Organophosphate
Được chứng minh là một trong số các loại thuốc trừ sâu độc hại nhất, có thể gây tổn hại trí nhớ, một trong những nguyên nhân của bệnh ung thư vú và nhiều loại bệnh khác như bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
4. Dibutyl phthalate (DBP)
Hóa chất này được dùng trong một số loại nhựa mềm, dẻo, từng có trong sơn móng tay (đã được loại bỏ từ năm 2006). Nên hạn chế dùng nhựa PVC, tránh đựng đồ ăn trong túi nhựa mềm nếu không muốn mắc bệnh ung thư vú, thậm chí có thể bị ung thư tinh hoàn.
5. Chì
Chì có thể còn trong sơn, nguồn nước, là nguyên nhân dẫn đến ung thư vú nếu tồn đọng thời gian lâu ngày.
6. Thủy ngân
Thủy ngân là chất độc thần kinh mạnh. Để hạn chế nguy cơ ung thư vú, hãy tránh xa thủy ngân.
7. PFCs Per hoặc polyfluorochemicals
PFCs được dùng trong các sản phẩm nấu nước không dính và các sản phẩm chống nước, dầu mỡ, vết bẩn, bao gồm thảm và đồ nội thất. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang và ung thư thận, ung thư vú.
8. Phthalates
Hóa chất này thường được thêm vào trong các loại kem dưỡng ẩm, sơn móng tay, nước hoa hoặc các sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa... Nếu vô tình quên chất này, nguy cơ ung thư vú cũng sẽ cao hơn.
9. Diethylhexyl Phthalate (DEHP)
DEHP có thể gây thay đổi mức độ horcmone tuyến giáp ở nam giới trưởng thành, thiết bị y khoa có chứa DEHP có thể gây kháng thuốc ung thư.
10. PBDEs
Đây là chất chống cháy được dùng trong các sản phẩm bình xịt cứu hỏa trước 2005. Nó còn được dùng trong thảm đệm, đồ nội thất bọc, gối, và thiết bị điện tử. Nó gây rối loạn sinh sản, nhiễu loạn hormone, tăng nguy cơ ung thư vú.
11. Triclosan
Chất này có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh, tăng tế bào ung thư vú, có thể tiêu diệt tế bào não.
12. Nonylphenol
Nonylphenol được dùng trong sản phẩm giặt giũ, rửa chén, sơn, sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhựa. Nghiên cứu cho thấy nó kích thích sự di chuyển của các tế bào ung thư buồng trứng gây di căn, ảnh hưởng đến phát triển bệnh ung thư vú.
Người ung thư vú nên ăn gì?
Một số lời khuyên với người ung thư vú mà tờ VietNamNet thông tin, tăng lượng trái cây có múi giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư, trong đó có ung thư vú. Cần kiểm soát cân nặng để ngăn ngừa ung thư vú, cũng như các bệnh không lây nhiễm khác.
Các loại thực phẩm ngăn ngừa ung thư vú nói chung là chứa chất phytochemical (hóa chất thực vật). Sản phẩm từ đậu nành rất tốt. Tuy nhiên, nếu đã mắc ung thư vú, lại không nên tiêu thụ các sản phẩm đậu nành nữa.
Cần tăng các chất tiền vitamin A, C và E bởi vì chúng chứa các chất chống oxy hoá giúp chống lại bệnh tật bằng cách trung hòa các gốc tự do. Chúng giảm nguy cơ ung thư vú và có khả năng ngăn ngừa những khối u ở ngực.
Tuyệt đối tránh các đồ ăn này nếu bị ung thư vú
Thịt nướng ở nhiệt độ cao không tốt với người bị ung thư vú.
Người ung thư vú cũng tránh uống các nước uống có chứa cồn như rượu, bia… Có nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư gan với các loại đồ uống này.
Chia sẻ trên tờ Trí Thức Trẻ, PGS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K trung ương khuyến cáo 7 dấu hiệu của ung thư vú, trong đó, nếu thấy có hiện tượng chảy dịch máu thì 80% khả năng là đã mắc ung thư. Theo PGS. Thuấn, ước tính mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư, trong đó riêng bệnh ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca.
Ở nước ta, mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 126.000 ca mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, thì riêng ung thư vú chiếm khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.
Tại bệnh viện K Trung ương đã điều trị cho không ít những cô gái chỉ ở tuổi 20, 21 đã bị ung thư vú. Ước tính đến năm 2020, chỉ tính riêng ung thư vú thì số trường hợp mới mắc lên khoảng 23.000 ca.
P.Thu (tổng hợp)