Vậy mà khi tôi gặp em, cô gái miền Tây đúng nghĩa và lắng nghe những câu chuyện về "một thời phiêu dạt" của em, tôi lại có một cách khác để suy nghĩ về những điều mà xã hội định kiến về gái miền Tây!
"Dạt đâu phải là một cái tội phải không chị”
Cách đây sáu năm, tôi gặp em ở một quán bia nhậu trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Nội). Khi đó, tôi còn là một sinh viên năm nhất, hứng khởi với công việc làm thêm là order (người ghi món ăn khách gọi và tính tiền ở các quán ăn, nhậu - PV) theo ca. Em xuất hiện trước mắt chúng tôi với sự ngây thơ, trong sáng nằm trong đôi mắt to tròn và hàng mi cong vút. Nước da trắng, dáng cao, mái tóc thả bồng bềnh, thoạt nhìn em bước vào quán, mấy thằng con trai chạy bàn thi nhau "le ve" xoắn quanh, tưởng vị khách VIP nào đó. Nhưng em đã làm tất cả chúng tôi sững sờ ngạc nhiên khi dáng vẻ đài các của một tiểu thư tìm đến quán nhậu để... xin việc làm. Em cũng xin làm order giống tôi, mà rất lạ, em không cần lương, chẳng cần phụ cấp. Cái giọng thỏ thẻ của em rất kiệm lời với những "đồng nghiệp" như chúng tôi.
Bình thường, em chỉ đến quán làm hết ngày rồi về, chăm chú quan sát, ghi chép, giao tiếp với ông bà chủ và khách hàng. "Trích chéo" duy nhất chúng tôi có về em là cô bé sinh năm 1993 (lúc đó em 14 tuổi), bề ngoài không tì vết, đến từ An Giang, có cái tên rất lạ: Thiều Hoa. Tôi nhớ khi đó, em làm ở quán được chừng hai tháng thì bỗng dưng biến mất và dù có tò mò đến mấy, nhân viên chúng tôi cũng không thể biết gì thêm về cô bé miền Tây đẹp không tì vết.
Sẽ chỉ là chuyện kể và chẳng có gì đáng nói nếu như tôi không gặp lại em vào một ngày cuối tháng Tám vừa qua tại một quán karaoke trên đường Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy, Hà Nội). Vẫn đôi mắt to tròn, vẻ đẹp không tì vết nhưng sắc sảo và chín chắn hơn xưa. Em nhận ra tôi khi tôi và em ngang qua nhau ở hành lang trước phòng tôi hát cùng bạn bè. Ngày em mới đến quán bia trên đường Lê Trọng Tấn, tôi là người đã chỉ cho em biết cách ghi món ăn order sao cho dễ hiểu với đầu bếp, và hướng dẫn em về các mức giá của hàng trăm món ăn giúp em bớt phần lúng túng những ngày đầu đi làm. Có lẽ, sự giúp đỡ vô tư đó đã khiến chúng tôi gần nhau hơn ở thì hiện tại. Đôi mắt của em, phải nói thật là nó hút hồn ngay cả những người cùng giới như tôi. Bởi thế, sau những giây ngắn ngủi, tôi bần thần ngờ ngợ về người đối diện với mình, em đã chủ động gọi tên tôi khiến tôi tự tin hơn khi bắt chuyện với em.
Ảnh minh họa
Em quê ở An Giang, một xã nghèo quanh năm nước lũ, không có gì bám vào để sống. Mới 10 tuổi, em đã bỏ học, theo bạn bè kiếm ve chai bán lấy tiền đưa mẹ đong gạo. Nhà có năm chị em gái, bố mẹ em không phải người phong kiến, cố gắng đẻ con trai nối dõi nhưng không giữ được kế hoạch nên lần lượt năm đứa con ra đời, mỗi đứa chỉ cách nhau chừng hơn một tuổi. Em là con gái út, nhưng sớm thể hiện sự chững chạc.
Ngay từ khi bỏ học, em đã nghĩ đến chuyện kiếm tiền. Đôi lần, để có tiền ăn chơi, em ăn cắp tiền của hàng xóm, nhưng vì các chị dọa em sẽ phải đi trường giáo dưỡng nên em nhanh chóng bỏ "nghề". Em bảo với tôi: "Em quen sống dạt rồi, chị ạ. Mười hai tuổi, em theo chị đi khắp Sài Gòn xem chị kiếm tiền; 14 tuổi, em theo một chị khác ra Hà Nội học nghề để cải thiện cuộc sống. Cho đến bây giờ, em đã đi qua hầu hết các thành phố lớn ở Việt Nam và thấy rằng, Hà Nội là nơi dễ kiếm sống nhất. Hình như em sinh ra chỉ để sống dạt giữa đời. Em không thể quay về quê được nữa, nhưng cũng chưa có ai muốn làm bạn đời với em nên em vẫn sống kiểu nay đây mai đó. Dạt đâu phải là tội lỗi phải không chị?".
Đời là phù du...
Phải chiều khách để có cơ hội kiếm sống Thiều Hoa cho biết: "Sáu năm sống đời phiêu dạt, em đã gặp nhiều cảnh trớ trêu. Khách nam đòi massage mà mình chỉ làm đơn thuần thì mất việc vì họ sẽ nói với chủ nhà là mình không biết phục vụ. Nhiều khách đi hát karaoke nhưng không phải mục đích chính là hát mà để "mây mưa" với gái làng chơi. Phần lớn những người làm nghề như em phải chiều theo mọi ý muốn của khách để có cơ hội kiếm sống". |
Câu hỏi của em khiến tôi khó trả lời. Tuổi thơ của em có lẽ đã quá vất vả và chịu nhiều ám ảnh. Trước mắt tôi bây giờ, Thiều Hoa là cô gái đương xuân với nhiều nhựa sống. Em chia sẻ, với em đâu cũng là nhà, là gia đình chỉ cần nơi đó em có thể kiếm nhiều tiền và sống. Nếu một ngày em phải dừng lại thì cuộc sống của em sẽ mất đi một phần ý nghĩa.
Hoa nhớ lại: "Ngày em còn bé, nhà tuy nghèo nhưng thấy các chị gái luôn có quần áo đẹp để mặc, được đi đến những nơi sang trọng, về kể cho nhau nghe những món ăn ngon thì thích lắm. Em có đôi lần hỏi, các chị nói sau này mày lớn lên, chị cho mày theo. Lúc đó, em chỉ mong mình lớn thật nhanh. Nhiều lần, chính em thấy bố mẹ đưa chị đi đâu từ chập tối đến khuya lắm mới trở về nhà, em đã ganh tỵå nghĩ các chị được bố mẹ chiều chuộng, cho đi chơi. Mãi sau này em mới biết, bố chở chị đi làm ở quán massage trong thành phố. Tiền có bao nhiêu, bố thu lại hết để mời bạn bè tới nhà nhậu thâu đêm. Ban ngày, bố ngủ, không làm ăn gì, đến khi tối hết tiền, bố lại chở chị đi và khi về, em chỉ thấy chị khóc mà không dám nói năng gì. Có đôi lần, bố chở mẹ đi, em đòi theo mẹ, bố bảo: "Mày chưa đủ tuổi, con ạ. Mày cứ lớn nhanh lên, tao cho mày đi theo".
Một lần, em đang chơi ở nhà, thấy bố say khướt rồi về quát chị phải mặc quần áo đẹp. Chị hôm đó bị ốm nên không muốn đi, cả ba chị đều "từ chối" lời rủ rê của bố, bố bực lắm, quát tháo ầm nhà và đuổi đánh cả mấy mẹ con. Thế rồi, em thấy các chị lần lượt gập quần áo nước mắt ngắn dài bước ra khỏi nhà. Mẹ bảo chị cho em đi theo vì sợ ở nhà không tránh khỏi đòn roi của bố. Từ ngày đó, em theo chị lên Sài Gòn. Ban đầu, em chỉ ở nhà trông nhà, ban ngày các chị đều về phòng trọ vui lắm. Nhưng ban đêm, không mấy khi chị có ở nhà. Năm chị em thuê một căn gác nhỏ, rộng hơn mười mét vuông. Nhưng có những đêm, em phải ngủ một mình vì các chị đi qua đêm không về. Ban đầu, em thấy thương các chị vất vả và không biết vì sao các chị chỉ đi làm ban đêm. Mãi sau này, em mới biết các chị em đa số làm cave hoặc phục vụ khách nam trong các quán massage. Em khuyên thì các chị bảo: "Đó là kiếp số rồi. Bố đẻ ra mình còn chẳng can ngăn, mày lo gì người ta chê trách".
Thiều Hoa nhớ lại: "Ngày em ra quán bia làm là do chị gái quen với ông chủ nên gửi em đến đó học cách làm ăn. Một thời gian khi làm ở TP. Hồ Chí Minh thấy không còn nhiều cơ hội, chị cả lúc đó quyết tâm ra Bắc lập nghiệp và dẫn em theo. Chị định mở một quán ăn nên gửi em đến quán bia để học tập cách quản lý cũng như chiều khách. Thế nhưng, sau đó, chị không tìm được địa điểm hợp lý, hai chị em đành quay lại nghề cũ. Em ở nhà một thời gian cũng theo chị đi massage cho khách ở quán trên Phạm Văn Đồng. Bây giờ, em đã quen khách và có nhiều mối làm ăn hơn, em đi phục vụ khách cả ở quán karaoke nữa. Tiền kiếm được cũng đủ cho hai chị em sống sung túc hơn người.
Trong cuộc nói chuyện ngắn ngủi, Thiều Hoa đôi lần đề nghị với tôi, rằng chị đừng đề tên và địa chỉ cụ thể của em lên báo nhé, để em còn có chỗ làm ăn sinh sống. Tôi gật đầu, nhưng vẫn mong em sớm tìm được một con đường mưu sinh ổn định và chia tay với "đời dạt" để làm lại cuộc đời.
Bảo Vy