Nói về nhà lãnh đạo nước Nga Vladimir Putin, các nhà nghiên cứu quốc tế không khỏi thán phục trước sự sâu sắc trong các chính sách đối nội, linh hoạt trong các tình huống ngoại giao. Với nhà lãnh đạo này, thể thao cũng có thể xem như cột trụ chính trong chính sách truyền thông của mình và bộ môn Judo chiếm một vị thế đặc biệt.
Theo những tài liệu viết về cuộc đời nhà ông Putin, ngay từ thủa nhỏ ông đã có sự say mê nhất định với Judo, giúp ông tự vệ trong những trận ẩu đả trên đường phố và là môn thể thao được ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô cũ khuyến khích luyện tập. Và khi trở thành người đứng đầu Moscow, truyền thông quốc tế không ít lần chứng kiến ông Putin trình diễn tài năng võ thuật.
Bình luận viên Steven Lee Myer của The New York Times bình luận: “Judo không chỉ thể hiện quyền lực mềm của nước Nga, Judo còn giúp ông Putin nâng cao uy tín trong các hoạt động đối ngoại trên trường quốc tế”.
Điểm lại lịch sử, năm 2008, ông Putin đã được Liên đoàn Judo quốc tế mời làm chủ tịch danh dự, ông cũng là nguyên thủ quốc gia đầu tiên nắm giữ vị trí này. Năm 2012, ông được phong là võ sĩ Bát đẳng huyền đai Judo, một cấp bậc mà không phải bất cứ một võ sĩ chuyên nghiệp Judo đẳng cấp nào có thể đạt được.
Chính các tở báo Anh đã không khỏi thán phục khi chứng kiến tinh thần thượng võ của nhà lãnh đạo Nga trong chuyến thăm Anh lần đầu tiên trong năm 2012. Bỏ qua các nội dung thi đấu khác, Tổng thống Nga đã dành thời gian để theo dõi trận đấu Judo giữa một võ sĩ Nga và một võ sĩ Mông Cổ trong khuôn khổ thế vận hội Olympic London 2012. “Một chính khách không yêu thể thao, có tinh thần dân tộc thật đáng trân trọng”, The Guardian bình luận.
Nhà báo Steven Lee Myers của New York Times đánh giá sự hiện diện của Judo trong đời sống chính trị Nga mạnh đến mức có thể hình thành một tầng lớp xã hội, một đẳng cấp Judo trong giới tài phiệt.
Theo ông, những người tham gia thành lập câu lạc bộ Judo tại Nga năm 1998 ở Nga cùng ông Putin hiện đều chiếm vị trí cao trong chính quyền Moscow. Người bạn đồng môn thời thơ ấu của tổng thống Nga là Arkady Rotenberg được cho vốn chỉ là một võ sư Judo và một doanh nhân nhỏ và ít tiếng tăm nhưng nay đã trở thành một trong những nhà tài phiệt quyền lực nhất nước Nga. Theo đáng giá của tờ báo uy tín hàng đầu thế giới Forbes, năm 2016 tài sản của ông Rotenberg lên đến 1,26 tỷ USD.
Một thành viên khác, đồng sáng lập câu lạc bộ võ thuật Judo là chính trị gia Shestakov. Năm 1999, khi Putin được chỉ định làm Thủ tướng, ông Shestakov bất ngờ từ bỏ nghề huấn luyện viên Judo và dấn thân vào con đường chính trị. Hiện tại Shestakov là một trong những thành viên chủ chốt của đảng Nước Nga công bằng.
Và mới đây nhất, bất chấp những bê bối về doping của đội tuyển điền kinh Nga, Ủy ban Olympic quốc tế cũng cho phép 271 trên tổng số 387 vận động viên dự kiến của nước này được tham gia tranh tài Olympic 2016.
“Dù chỉ đơn giản là quyết định cho phép Nga tham gia Olympic nhưng sư việc trên cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của Tổng thống Putin trong các định chế thể thao quốc tế quyền lực. Dưới sự lãnh đạo của Putin, ông đã biến thể thao thành một nhân tố về chính sách ngoại giao và gây dựng hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế”, chuyên gia Steven bình luận.
Nhà vô địch vua thế giới Gary Kasparov không giấu nổi sự ngưỡng mộ khi nhìn lại sự căng thẳng giữa Nga và Ủy ban Olympic năm nay đã có sự thay đổi ngoạn mục vào giờ chót dưới sự “can thiệp” của Tổng thống Nga.
Tổng thống Putin nhiều lần phát biểu trước truyền thông về “sức mạnh” của thể thao Nga. “Đối với điện Kremlin, World Cup và Thế vận hội mang lại nhiều lợi ích. Những sân chơi thể thao không chỉ thúc đẩy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc mà rất hữu hiệu trong việc phát triển quốc gia. Đây là một “phương pháp” để huy động sức mạnh tổng thể. Đó chính là thông điệp lãnh đạo hiện nay của chúng tôi”, ông Putin nói.
Phương Anh