PVN mong muốn được đầu tư cho thăm dò dầu khí “một cách xứng đáng”

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 6, 25/03/2022 06:30

Theo Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng, khó khăn lớn nhất mà PVN gặp phải là do chính sách cho tổ chức DNNN cồng kềnh, phức tạp, nhiều luật hiện hành không còn phù hợp.

PVN cũng gặp khó khi giữ chân lao động giỏi

Thông tin nêu trên được ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kiến nghị với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ngày 24/3.

Ông Vượng cho biết, quá trình hoạt động của PVN giai đoạn 2016 - 2020 có nhiều khó khăn khách quan và chủ quan. Theo đó, tổng vốn đầu tư của PVN ở tất cả các lĩnh vực giai đoạn này chỉ đạt 165.000 tỷ đồng, bằng 33,5% kế hoạch đầu tư của 5 năm.

Riêng năm 2021, tổng giá trị đầu tư của Tập đoàn chỉ đạt hơn 18.000 tỷ đồng do ảnh hưởng từ đại dịch. Ông Vượng nói "đây là một con số rất kiêm tốn".

Trong nhiều năm qua, PVN không phát hiện thêm các mỏ khí mới, dẫn đến các chỉ tiêu gia tăng trữ lượng không đạt kế hoạch, sản lượng khai thác năm sau đều thấp hơn năm trước 10%, tác động lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Năm 2021, tổng sản lượng khai thác dầu khí của PVN đạt 10,91 triệu tấn, năm 2022 chỉ còn hơn 9 triệu tấn. Theo ông Vượng, nguyên nhân là “do không đầu tư cho công tác thăm dò, tìm kiếm dầu khí một cách xứng đáng”. Chính bởi vậy, trong thời gian tới, Tập đoàn mong muốn được rót vốn đầu tư để đẩy mạnh hoạt động này.

Kinh tế vĩ mô - PVN mong muốn được đầu tư cho thăm dò dầu khí “một cách xứng đáng”

Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh của PVN đang chậm tiến độ.

Ngoài lý do trên, một số dự án trọng điểm của PVN như chuỗi dự án khí Cá Voi Xanh cũng bị chậm nghiêm trọng do đây là các dự án phức tạp về công nghệ, dự án bị điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật dẫn tới việc thẩm định đầu tư dự án mất nhiều tiềm năng. Một số dự án khác như dự án Thái Bình II, Dung Quất I cũng đều chậm trễ…

Do đó, doanh nghiệp này đề xuất có Ban Chỉ đạo quốc gia do một Phó Thủ tướng đứng đầu giải quyết vấn đề tại các dự án trọng điểm chậm tiến độ, dự án có liên kết nhiều nhà đầu tư dầu khí, điện lực như dự án mỏ khí Cá Voi Xanh, dự án khí lô B… nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các dự án.

Trong nội dung trình bày, ông Vượng nói rằng, khó khăn vướng mắc lớn mà Tập đoàn đang gặp phải như cơ chế chính sách cho tổ chức DNNN cồng kềnh, phức tạp. Luật Dầu khí, Luật quản lý vốn Nhà nước và các điều kiện hiện hành không còn phù hợp, kém hấp dẫn. 5 năm qua, PVN chỉ ký được 3 hợp đồng dầu khí mới.

“Luật quản lý vốn Nhà nước chưa phù hợp, chúng ta mới thiết kế theo hướng bảo tồn vốn Nhà nước, do đó đầu tư vốn cho hoạt động tìm kiếm thăm dò còn hạn chế”, ông Vượng nhấn mạnh đề xuất Chính phủ hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó, ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, liên quan hoạt động dầu khí, xem xét ban hành cơ chế thăm dò, khai thác dầu khí, tiêu thụ khí…

Kinh tế vĩ mô - PVN mong muốn được đầu tư cho thăm dò dầu khí “một cách xứng đáng” (Hình 2).

Ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Theo ông Vượng, so với doanh nghiệp tư nhân, thời gian, tốc độ thực hiện công việc của DNNN lâu hơn, chậm hơn vì do quá trình ra quyết định phải qua rất nhiều cơ quan có thẩm quyền ở nhiều cấp. Lãnh đạo PVN mong Chính phủ sớm hoàn thiện cơ chế theo hướng tạo thuận lợi cho DNNN tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm, theo hướng vấn đề nào DNNN phân cấp uỷ quyền làm tốt hơn thì giao cho doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo Tập đoàn này cũng kiến nghị việc thực hiện quyết liệt đề án tái cơ cấu mới đây, trong đó chú trọng hoàn thành sắp xếp DNNN trong lĩnh vực then chốt, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Trong nội dung trình bày, Chủ tịch HĐTV PVN còn đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách tiền lương, giao quyền chủ động về chính sách tiền lương cho doanh nghiệp, để giữ chân nguồn nhân lực chất lượng.

“Tôi lấy một ví dụ là có một nhân sự làm Ban Tài chính – Kế toán, trước đây Tập đoàn trả 30 triệu đồng/tháng đã rất cao rồi. Sau đó có một tập đoàn tư nhân trong nước mời và trả 1 triệu USD/năm. Rõ ràng ở đây có sự chênh lệch thu nhập rất lớn, chính vì vậy, DNNN rất khó để có thể giữ chân được nhân sự chất lượng cao”, ông Vượng nói.

Dự án chậm thì phải khắc phục

Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Uỷ ban đã chỉ đạo các 19 tập đoàn, tổng công ty tập trung thực hiện các dự án lớn như dự án Cảng hàng không Long Thành, nâng cấp mở rộng Sân vay Nội Bài, Cảng nước sâu Lạch Huyện, Dự án khí Cá Voi Xanh, dự án khí Lô B, dự án nhà máy điện lớn, nhà máy lọc dầu Dung Quất…

Trên cơ sở kinh nghiệm của các tập đoàn, tổng công ty, Uỷ ban đề nghị doanh nghiệp tập trung nghiên cứu thúc đẩy dự án có tính lan toả, dẫn dắt, thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực như cảng biển, hàng không, năng lượng, công nghệ, logistics vùng.

Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng khẩn trương rà soát giãn hoãn các dự án chưa hiệu quả, chưa trọng điểm, tập trung vào các dự án có vai trò quan trọng cho nền kinh tế, tác động lớn.

“Chúng tôi cũng tập trung tham mưu xử lý nhanh các dự án chậm tiến độ, giải ngân kém làm sao thu hồi vốn nhà nước, giảm thiểu thiệt hại. Chúng tôi cũng quan tâm nhiều công tác quy hoạch cán bộ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, ông Hoàng Anh nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - PVN mong muốn được đầu tư cho thăm dò dầu khí “một cách xứng đáng” (Hình 3).

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Với tinh thần đó, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước kiến nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế cụ thể về phần thu từ cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp cho doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động đầu tư phát triển, hạn chế sử dụng chi thường xuyên.

Ông cũng đề nghị Chính phủ phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Khi cổ phần hoá thực hiện theo phương thức giữ nguyên phần vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm nguồn lực cho phát triển doanh nghiệp.

Với các dự án quy mô lớn và có tầm quan trọng liên quan nhiều ngành nhiều tập đoàn, tổng công ty, đề xuất cho nghiên cứu cơ chế hợp vốn để thực hiện được hiệu quả, nâng cao tính đồng bộ.

Các dự án Nhà nước giao thực hiện theo phương án nhà nước đặt hàng, trường hợp dự án có tính dẫn dắt, mở đường hoặc chưa rõ hiệu quả mà các thành phần khác không tham gia đề nghị giao các tập đoàn, tổng công ty thực hiện theo hướng ứng ứng vốn trước, thu sau khi dự án vận hành đảm bảo doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư, theo dõi riêng với dự án đó.

Đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Hoàng Anh cũng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước đơn giản hoá thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp phép đầu tư. Uỷ ban cũng mong muốn quyết tâm phân cấp mạnh mẽ cho các tập đoàn, tổng công ty, đây là yếu tố quan trọng tháo gỡ nhiều nút thắt giúp doanh nghiệp chủ động.

Cùng với đó, có quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, thực hiện thanh kiểm tra dự án ngay từ giai đoạn đầu, kết hợp kiểm tra thanh tra. “Nhiều dự án khi xử ra sự việc mới xử lý cán bộ sau khi đã mất vốn mất tiền, do đó, đề nghị thanh tra sớm tránh rủi ro thất thoát”, ông Hoàng Anh nêu rõ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.