OceanBank "bán mình" với mức giá 0 đồng
Sáng 25/04, tại Đại hội cổ đông thường niên 2015 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương – OceanBank (OJB), đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tuyên bố mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại OceanBank.
Thông tin trong Báo cáo Quản trị OceanBank năm 2014 cho thấy, tính đến 31/12/2014, OceanBank đang có tổng số vốn điều lệ (VĐL) là 4.000 tỷ đồng, trong đó có 4 cổ đông lớn sở hữu trên 5% VĐL, bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN): 80 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%; Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (OGC): 80 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%; Công ty TNHH VNT: 80 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 20%; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà: 26,61707 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 6,65%.
Với phương án mua lại 0 đồng thì toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách của cổ đông hiện hữu của OceanBank bị chấm dứt.
Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông tại OceanBank
Nói cách khác, với quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng của NHNN, khoản vốn đầu tư 266 tỷ đồng Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà; 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); 800 tỷ đồng của Tập đoàn Đại Dương (OGC); 800 tỷ đồng của VNT sẽ "bốc hơi".
Chia sẻ với CafeF, một chuyên gia tài chính ngân hàng kỳ cựu cho biết, nếu như NHNN áp dụng cùng một thể thức như đã làm với Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tức là mua với giá 0 đồng, thì tất cả các cổ đông (không phân biệt cổ đông là đối tác chiến lược, cổ đông lớn, cổ đông nhà nước hay cổ đông cá nhân), đều mất hết quyền sở hữu tại đó. Hay nói cách khác, các cổ đông đều chung số phận “trắng tay”.
Trước đó, phương án này của Ngân hàng Nhà nước cũng đã gặp phả