Quá trình hình thành "kỳ diệu" của em bé

Thứ 6, 28/12/2012 00:06

Được làm mẹ là cảm giác vô cùng tuyệt vời của mỗi người phụ nữ. Nhưng có bao giờ bạn hỏi, liệu thai nhi đang lớn lên hàng ngày trong bụng mình như thế nào nhỉ? Những “mầm sống” đang lớn lên từng ngày trong cơ thể có giống như bạn hình dung.

Để giải đáp cho thắc mắc của các bà mẹ, các nhà khoa học của Mỹ đã ghi lại những hình ảnh kỳ diệu của các sinh linh bé bỏng phát triển trong cơ thể mẹ . Hãy cùng xem và chiêm ngưỡng.

Tuần đầu tiên

Quá trình thụ thai đã diễn ra và một quả bóng bé xíu xiu, tập hợp của các tế bào đang không ngừng phân chia và bám chắc vào dạ con. Khối tế bào này lớn rất nhanh và trở thành một phôi mầm.

Tuần thứ 5

Phôi mầm lúc này đã trở thành một bào thai thực sự. Nó có cỡ một hạt đậu với xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã hình thành. Bào thai đã có một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ. Những mạch máu sẽ trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy ra” (khởi thủy của các chi – chân, tay - sau này).

Tuần thứ 7

Trái tim của bé bắt đầu tượng hình. Không những thế những bộ phận của bé cũng dần dần được hình thành như mắt, tai, phổi, gan. Não của bé cũng bắt đầu tăng trọng lượng.

Tuần thứ 8

Đây là thời điểm trái tim bé nhỏ của bé bắt đầu rộn ràng cất tiếng. Hệ thần kinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là não bộ. Đầu lớn dần và mắt đang hình thành dưới da mặt. Tứ chi của bào thai đang phát triển không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu. Tất cả các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn.

Tuần thứ 11

Cuống rốn đã có thể thực hiện hoàn chỉnh vai trò của nó là cung cấp dưỡng chất và “dẫn xuất” các chất thải loại ra khỏi bào thai. Thai nhi lúc này thực sự có hình dáng của một con người.

Tuần thứ 15

Tử cung của người mẹ trở nên lớn hơn và bụng bắt đầu lộ. Thai nhi đã có thể “ngoáy ngó” đầu rất dễ dàng.

Tuần thứ 16-19

Thai nhi giờ đã có các ngón chân và móng tay, có mi mắt và lông mày. Toàn bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ phát triển tới tận tuần cuối cùng trước khi chào đời (đây được xem là dấu vết còn sót lại của thủy tổ loài người). Lớp lông tơ này có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối xung quanh.

Tuần 20-23

Toàn cơ thể bé lúc này sẽ phủ một lớp sáp mỏng (còn gọi là chất gây) giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn. Đồng thời, khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn chỉnh (thóp sau này).

Tuần 24-27

Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi. Da dẻ của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục” dần (không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da), giống với tình trạng khi bé được sinh ra.

Tuần 28-31

Lúc này, thai nhi dài khoảng 42cm và nặng 2,2kg. Thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối.

Những tuần cuối cùng

Phổi của bé giờ đã sẵn sàng để bé trở thành một cá thể độc lập. Đầu bé đã sẵn sàng để “lọt” xuống khung xương chậu bất cứ khi nào.

Quế Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.