Điều đó không có gì sai trái, thậm chí ở nhiều mặt còn được ủng hộ, việc khẳng định cái tôi nhiều khi là động lực chính để khuyến khích sự sáng tạo cá nhân. Vấn đề là mỗi người, nhất là người trẻ, có cách khẳng định bản thân khác nhau. Không phải ai cũng khẳng định một cách tích cực, thậm chí nhiều người chọn cho mình những cách tiêu cực, thậm chí ngông cuồng.
Cách đây ít lâu, báo SVVN đã đã có cuộc trò chuyện hết sức thú vị với một giáo sư người Pháp chuyên nghiên cứu về hành vi của giới trẻ. Qua câu chuyện của ông, hóa ra giới trẻ châu Âu cũng có những hành vi mang tính thách thức trước sự khủng hoảng các giá trị đương thời.
Một thanh niên chưa tìm được bản sắc sẽ vẫn còn phải tìm kiếm để cá nhân hóa, cá thể hóa hành vi của mình, để khẳng định và xác định vai trò của mình trong nhóm, để phân biệt mình với nhóm. Mỗi thanh niên đều có mơ ước trong đầu là hãy quên tôi đi, đừng động chạm đến tôi, hãy để mặc kệ tôi. Nhưng chính cậu trai đó lại cũng mong mỏi bản thân được thừa nhận trong xã hội.
Rất nhiều giá trị nền tảng trong gia đình, tư tưởng đang đi xuống khiến nhiều người không có có được hệ biết quy chiếu chuẩn. Khi các giá trị gia đình ngày càng mai một, không ít người trẻ hướng về các giá trị tôn giáo để có được cảm giác thuộc về một nhóm nào đó, tức là gắn với hiện tượng đơn cực hóa trong xã hội.
Việc biến mất các giá trị nền tảng xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực dẫn tới sự bất an trong việc hình thành bản sắc của giới trẻ. Nhiều thanh niên hoặc là tìm đến giá trị cũ để bấu víu vào đó hoặc số khác đi tìm cho mình bản sắc riêng. Điều này tạo nên những rủi ro lớn, những sự bất an. Họ tự hỏi: Mình là ai? Đâu là ý nghĩa của cuộc đời? Và những người đó tìm giới hạn của mình với người khác, mình với số đông.
Khả năng tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Tôi là ai? Đâu là ý nghĩa của cuộc đời?... nằm ở mối quan hệ của người trẻ đó. Trong quá trình đó, giới trẻ có những hành vi chấp nhận mạo hiểm. Đồng thời, sự biến mất của hệ thống các giá trị biểu tượng cũng sẽ ảnh hưởng tới việc chuyển giao giữa những thế hệ thanh niên các giá trị truyền thống để một người xây dựng được cái giá trị riêng của mình.
Có rất ít người giúp thanh niên định hướng đi theo con đường nào, cộng với việc thiếu đi những giá trị truyền thống sẽ khiến người ta cảm thấy lạc lõng. Theo khảo sát ở Paris, thì tại những gia đình có cha mẹ thuộc dạng "rổ rá cạp lại", hoặc những gia đình nhập cư… thì con cái thường có nguy cơ cao hơn với việc thực hiện những hành vi mạo hiểm.
Khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời, người trẻ đối diện với nhiều thách thức. Nếu vượt qua, họ sẽ thành công nhưng nó sẽ là điều xấu khi không thể vượt qua được các thách thức và nhận về nguy hiểm cho bản thân. Những hành vi mạo hiểm của giới trẻ sẽ phát triển tăng dần khi trong họ cảm thấy sự bất an, không thoải mái, khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội. Sự mạo hiểm cũng không giống nhau ở từng thanh niên. Mục đích có thể là khẳng định bản thân hoặc nhắc nhở những người khác về sự tồn tại của mình. Những thanh niên này có thể tìm đến rượu để quên đi những vấn đề khó khăn, hoặc lái xe khi chưa có bằng lái.
Những hành vi mạo hiểm như vậy đưa chúng ta tham gia vào nhóm và khiến cho ảnh hưởng từ hành vi cá nhân sẽ tăng cường thêm. Và lúc đó, những bạn trẻ này sẽ quên hết những giới hạn của cuộc sống.
Hiện nay, cuộc sống thường ngày ở Pháp quá tầm thường, đơn điệu, trạng thái đó dẫn tới những hành vi mạo hiểm như một sự thất vọng về cuộc đời. Ở Paris, số lượng trẻ em nghiện ma túy ngày càng nhiều, nó giống như sự chống đối với những luật pháp mà
Chính phủ đề ra. Kể cả tầng lớp thanh niên có cuộc sống của những "cậu ấm cô chiêu", quá đầy đủ nhưng lại buồn chán, nhạt nhẽo và dẫn tới những hành vi mạo hiểm.
Theo Đất Việt