Hài cốt một "quái vật biển" chưa từng được biết đến, to hơn cá mập trắng khổng lồ, đã được tìm thấy ở Kansas, Mỹ.
Nghiên cứu phối hợp giữa Đại học DePaul và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Sternberg (Mỹ) đã hé lộ thân phận thực sự của sinh vật từng bị lầm tưởng là cá mập cổ đại Cretodus crassidens.
Loài sinh vật này to hơn cả mập trắng khổng lồ, nó dài 5,26m, bao gồm 134 chiếc răng, 61 đốt sống, 23 vảy nhau thai và nhiều mảnh sụn bị vôi hóa. Theo mô hình tăng trưởng được xây dựng, sinh vật này khi lớn lên sẽ dài đến 6,7 m.
Nhưng đó chỉ là một con cá mập em bé!
Các nhà sinh vật đã đặt tên "quái thú" đặc biệt ấy là Cretodus houghtonorum, là một "cá mập quái vật" 91 triệu tuổi và đã tuyệt chủng.
Những vảy nhau thai cũng giúp các nhà khoa học kéo lùi mô hình tăng trưởng và suy ra được vẻ ngoài của nó khi mới sinh. Đó là một "em bé" khổng lồ có chiều dài tới 1,2 m.
Thế nhưng, trong một công bố có tính chất khá kinh dị mới đây, ngay khi trong bụng mẹ, Cretodus houghtonorum đã ăn thịt những người anh em của mình để được sinh tồn.
Điều này sẽ đảm bảo rằng, chỉ có những "đứa trẻ" mạnh nhất và lớn nhất mới có thể tồn tại mà thôi.
Và rồi ở thời điểm cuối cùng của thai kỳ, chỉ còn hai phôi thai tồn tại trong dạ con.
Các nhà khoa học cho rằng, mặc dù hiện tượng ăn thịt đồng loại nhưng đây được cho là ví dụ duy nhất của việc các cá thể "thôn tính" nhau để giành quyền sống ngay từ khi chúng còn ở dạng phôi thai trong bụng mẹ.
Đó cũng là lý do nó có thể đạt được kích thước lớn đến thế khi còn là cá mập sơ sinh.
Phát hiện mới cho thấy thai kỳ kinh dị đó đã được phát triển và di truyền từ kỷ Phấn Trắng – thời vàng son của loài khủng long và những "quái vật" khổng lồ khác.
Cá mập là loài động vật duy nhất có hai tử cung, phôi cá mập có thể bơi từ tử cung này sang tử cung bên kia.
Các nhà khoa học đã siêu âm và thấy rằng, có những lúc số phôi bên tử cung này biến mất nhưng ngược lại tử cung bên kia thì có số lượng phôi gấp đôi.
Nếu bạn đã mang thai, bạn sẽ hiểu rằng thai nhi quẫy đạp trong bụng như thế nào. Phôi cá mập cũng vậy, chúng cũng bơi tự do và di chuyển qua lại giữa hai tử cung khi nó muốn.
Đó chưa phải là tất cả, cá mập nuôi con non chưa được sinh ra thông qua một quá trình gọi là "oophagy".
Điều này có nghĩa là chúng ăn những quả trứng không được thụ tinh ngay trong bụng mẹ để làm chất dinh dưỡng lớn lên.
Nguyên Anh (Nguồn The Guardian)